Cây thị lịch sử từng ‘cứu mạng vua Lê Lợi’, 700 năm tuổi vẫn khiến người dân kinh ngạc vì 1 điều
Hồi tháng 5 vừa qua, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam đưa ra quyết định 114/QĐ-HMTg. Trong đó quyết định công nhận cây thị ở thông Kim Sơn, xã Kim Hoa, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh là cây di sản Việt Nam. Cây thị này vô cùng đặc biệt, phần vì tuổi đời, phần vì nó cũng là một “nhân chứng lịch sử”.
Giới chuyên gia xác định, cây thị ở Hà Tĩnh đã có tuổi đời ngót cũng 700 năm. Hiện cây thị này nằm trong khu vườn của một gia đình. Dưới gốc thị có một đền thờ, người dân khu vực này vẫn gọi nó là “gốc thị sử tích” hay “cây thị ăn thề”.
Được biết, cây thị này là nơi Lê Lợi và thủ lĩnh nghĩa quân Cốc Sơn Nguyễn Tuấn Thiện đã cùng giết ngựa trắng đã cắt tóc tuyên thệ quyết tâm đánh đuổi giặc Minh.
Ngoài ra, nó còn là nơi gắn với truyền thuyết thời vua Lê Lợi. Năm 1424, vua Lê Lợi cùng các tướng lĩnh bị giặc Minh truy đuổi đến vùng núi Thiên Nhẫn (giáp ranh Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay).
Một lần trốn chạy, Lê Lợi tìm thấy cây thị này, nấp trong hốc cây ẩn náu địch. Giặc đến đây thì mất tích nên cũng rất nghi ngờ, liên tục dùng giáo đâm vào cây. Lê Lợi dù bị thương nhưng cũng nén đau xé áo băng bó.
Đúng lúc đó, trong hốc cây thị có một con cáo trắng chạy ra đánh lạc hướng giặc cùng đàn chó săn. Lê Lợi nhờ đây mà thoát nạn. Nói cách khác, cây thị như “cứu Lê Lợi một mạng”.
Sau này khi đã đánh đuổi được giặc Minh, thủ lĩnh của nghĩa quân Lam Sơn luôn nhớ ơn người dân và vùng đất này. Trong khi đó, người dân địa phương thì lưu truyền câu thơ:
“Cắt tóc, giết ngựa trắng
Dưới gốc thị thề nguyền
Nguyện đồng tâm đồng chí
Phá giặc xây cơ đồ”.
Dù đã 700 trăm trôi qua, nhưng kỳ lạ là cây thị này vẫn rất sum sê, uốn lượn. Khách du lịch khi đến đây đều thích thú khi được chụp hình lưu niệm, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cây thị.
Dưới gốc thị 700 năm tuổi này hiện có tấm bia khắc chữ: “Gốc thị sử tích, mùa thu Ất Tỵ 1425 Lê Lợi – Nguyễn Tuấn Thiện tuyên thệ/ Thệ phát sơ thù Minh thị hạ/ Quyết tâm bất dịch, trợ hòa đao”.
Còn theo ông Phan Văn Đoài, Chủ tịch UBND xã Kim Hoa chia sẻ với Dân Việt, cây thị này không chỉ có ý nghĩa tâm linh mà còn bảo vệ, che chở cho người dân địa phương. Cứ vào các dịp lễ, Tết, người dân lại đến đây thắp hương, bày tỏ lòng thành.
Nguồn gốc thú vị của cà phê Việt Nam, bất ngờ địa phương đầu tiên ở nước ta được trồng cà phê
Cà phê được đưa sang Việt Nam vào thế kỷ 19. Cho đến thời điểm hiện tại, cà phê Việt Nam đã trở thành thương hiệu lớn, được yêu thích trên thế giới.