Ai là người đặt tên cho Trái Đất? Ý nghĩa thật sự của tên gọi khiến nhiều người kinh ngạc
Trái Đất, hay còn gọi là Địa Cầu (chữ Hán: 地球, tiếng Anh: Earth), là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời, đồng thời cũng là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh đất đá của hệ Mặt Trời xét về bán kính, khối lượng và mật độ của vật chất. Trong hệ Mặt Trời có 8 hành tinh thì 7 hành tinh đã được đặt tên theo các vị thần Hy Lạp hoặc La Ma cổ đại. Nhưng Trái Đất là ngoại lệ, tên của nó không liên quan đến bất cứ vị thần nào.
Theo giới khoa học, từ “đất” (earth trong tiếng Anh) có nguồn gốc từ “eorþe” trong tiếng Anh cổ. Nó có nhiều nghĩa như đất, mặt đất, đất ướt, đất khô. Còn trong tiếng Đức, “earth” và “eorþe” liên quan đến thuậtg ngữ hiện đại là “erde”. Ý nghĩa của nó là chỉ hành tinh xanh hay bụi bẩn. Tiếng Old Saxon có nhắc đến Trái Đất là “ertha”. Tiếng người Frisian cổ thì có “erthe”. Tiếng Do Thái có "eretz" (ארץ).
Nhưng để trả lời câu hỏi tên gọi Trái Đất có từ khi nào thì quả thật rất khó. Chỉ biết cái tên này có từ rất lâu về trước, có thể là từ thời nguyên thủy. Tổ tiên loài người quyết định đặt tên cho hành tinh này là Trái Đất vì cho rằng đất là nơi sự sống bắt đầu và kết thúc.
Sau này chúng ta phát hiện ra rằng có đến 70% Trái Đất được bao phủ bởi nước. Nhưng khi đó cái tên Trái Đất đã quá đỗi quen thuộc, người ta không thể đổi lại thành “trái nước” được.
Có giả thuyết cho rằng không ai thật sự đặt tên cho Trái Đất. Người xưa chỉ muốn nói về việc di chuyển trên mặt đất, nhưng khi khái niệm về các hành tinh được hình thành, mặt đất được chuyển thành Trái Đất lúc nào không hay.
Giáo sư Mark Shainblum ở Đại học Concordia, Canada cho biết: “Không ai đặt tên cho nó. Nó chỉ là tên gọi chung cho những người nói tiếng Anh, với các từ tương đương trong các ngôn ngữ khác như terra, tiera, terre…”.