Đời sống

Đại học rộng nhất Việt Nam, diện tích to gấp 2 lần Quận Hoàn Kiếm, 40 lần Đại học Bách khoa Hà Nội

Đại học Quốc gia Hà Nội có tới  9 trường đại học thành viên, 3 trường và 1 khoa trực thuộc, 6 viện nghiên cứu khoa học thành viên... và số lượng sinh viên lên tới 40 nghìn người.

Đại học Quốc gia Hà Nội được thành lập vào năm 1193 khi hợp nhất ba trường đại học bao gồm Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I cũ và Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội. Trường do Thủ tướng chính phủ chỉ đạo trực tiếp và được định hình là cơ sở đào tạo các chương trình giáo dục đại học và sau đại học.

Cho tới nay nhiều sinh viên hay người dân thậm chí còn không nắm bắt rõ Đại học Quốc gia Hà Nội có bao nhiêu trường. Trong ĐHQGHN bao gồm 9 trường đại học thành viên, 3 trường và 1 khoa trực thuộc, 6 viện nghiên cứu khoa học thành viên, 2 trung tâm đào tạo môn chung, 5 viện nghiên cứu khoa học trực thuộc, 14 đơn vị dịch vụ và phục vụ, cùng 4 trường THPT và 1 trường THCS thuộc các trường thành viên của ĐHQGHN.

Tính gộp tất cả thì không ngoa khi nói ĐHQGHN là cơ sở giáo dục lớn nhất cả nước và số sinh viên gần 40 nghìn người. Với số lượng sinh viên khổng lồ như vậy, trường cũng có diện tích lên tới 11,13km2, diện tích này rộng gấp 2 lần Quận Hoàn kiếm và gấp 40 lần Đại học Bách khoa Hà Nội.

Chất lượng sinh viên đi ra từ ĐHQGHN cũng được đánh giá cao về chất lượng và đáp ứng được chuyên môn của các doanh nghiệp. Hiện tại đã chuyển trụ sở đến Hòa Lạc, Thạch Thất, Hà Nội.

Đáng chú ý ngôi trường này đã lọt vào vị trí top 100 cơ sở giáo dục hàng đầu châu Á và mức độ ảnh hưởng. Ngôi trường này cũng xếp vị trí số 1 tại Việt Nam và 15 tại Đông Nam Á đủ cho thấy chất lượng giảng và dạy của ĐHQGHN tốt đến nhường nào.

Đây cũng là năm thứ ba liên tiếp Đại học Quốc gia Hà Nội lọt vào top 800 thế giới về tiêu chí mức độ ảnh hưởng (hiện đang xếp ở vị trí 727), đồng thời cũng là năm thứ ba liên tiếp gia tăng vị trí ở tiêu chí Độ mở học thuật (hiện đang xếp ở vị trí 1170).

Webometrics là bảng xếp hạng tự động đánh giá khả năng số hóa và tầm ảnh hưởng của tài nguyên học thuật của các cơ sở giáo dục đại học dựa trên các chỉ số như: Mức độ lan tỏa và ảnh hưởng của hệ thống website và thông tin trực tuyến (impact), độ mở của tài nguyên học thuật trên Google Scholar (openness) và chỉ số trích dẫn khoa học trên cơ sở dữ liệu Scopus (excellence).