Đời sống

Vị hoàng đế duy nhất của Việt Nam được so sánh với Tần Thủy Hoàng, cuộc đời trùng hợp đến kỳ lạ

Trong lịch sử Việt Nam có nhiều vị vua tài giỏi, nhưng đây là người duy nhất có nhiều điểm tương đồng và được so sánh với Tần Thủy Hoàng.

Tần Thủy Hoàng (259 TCN – 210 TCN) là vị vua có vai trò vô cùng quan trọng trong lịch sử Trung Quốc, người đã đánh dấu sự khởi đầu của đế quốc phong kiến tập quyền Trung Hoa. Tầm vóc và sự vĩ đại của Tần Thủy Hoàng là điều đã được kiểm chứng từ lâu.

tan-thuy-hoang-1
Tần Thủy Hoàng là vị hoàng đế vĩ đại bậc nhất lịch sử phong kiến Trung Hoa. Ảnh: Internet

Tại Việt Nam có một vị vua được so sánh với Tần Thủy Hoàng là Đinh Tiên Hoàng (924 – 979). Hoàng đế sáng lập nhà Đinh cũng là hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau thời Bắc thuộc. Ông là người có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước ta, lập nên Đại Cồ Việt.

Điều kỳ lạ là Đinh Tiên Hoàng và Tần Thủy Hoàng có khá nhiều điểm tương đồng. Đầu tiên là trong tên gọi. Tên Tiên Hoàng và Thủy Hoàng đều có tên mang nghĩa là hoàng đế đầu tiên.

dinh-tien-hoang-1
Tượng Vua Đinh Tiên Hoàng. Ảnh: Internet

Thứ hai, con đường đăng cơ của hai vị hoàng đế cũng giống nhau đến lạ. Nếu Tần Thủy Hoàng phải diệt 6 nước chư hầu để lên ngôi thì Đinh Bộ Lĩnh phải dẹp loạn 12 sứ quân mới xưng đế được. Họ đã thành công chuyển từ chế độ phong kiến sang chế độ phong kiến tập quyền, cùng xưng vương (người là Tần Vương, người là Vạn Thắng Vương). Sau đó cùng chọn những vùng núi non hiểm trở như Hàm Dương (nhà Tần) và Hoa Lư (nhà Đinh).

tan-thuy-hoang-2
Một số bức tượng trong đội quân đất nung, được tạo ra để bảo vệ lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Ảnh: Internet

Thứ ba, nếu tên tuổi của Tần Thủy Hoàng gắn với Vạn Lý Trường Thành. Vậy Đinh Tiên Hoàng thì sao? Có thể nhiều người không biết nhưng vị vua đầu tiên của nhà Đinh chú trọng vào nối các dãy núi đá tự nhiên ở Hoa Lư bằng tường thành nhân tạo, từ đó dựng nên một hàng phòng thủ vững chắc.

Thứ tư, cả Đinh Tiên Hoàng và Tần Thủy Hoàng đều chọn chính sách cai trị cứng rắn, nghiêm khắc để ổn định xã hội sau thời loạn lạc.

dinh-tien-hoang-2
Khu di tích Đền vua Đinh ở cố đô Hoa Lư (Ninh Bình). Ảnh: Internet

Thứ năm, đến cả tuổi thọ của hai vị hoàng đế cũng giống nhau. Họ có tài, có uy quyền nhưng đều qua đời khi còn nắm quyền. Người kế vị Đinh Bộ Lĩnh và Tần Thủy Hoàng đều là con thứ và đều không giữ được giang sơn xã tắc, để cho các đại thần chiếm quyền.