Đời sống

Vị Đại tướng duy nhất của Việt Nam xuất thân từ cầu thủ, là tướng đánh trận giỏi nhất lịch sử hiện đại

Khi nói về vị tướng tài giỏi này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng phải công nhận ông xứng đáng “hai lần Anh hùng”. Ít ai biết ông vốn xuất thân là cầu thủ, không phải người theo quân ngũ.

Trong lịch sử quân đội Việt Nam, có một vị tướng vô cùng đặc biệt, có khả năng xoay chuyển cục diện trận đấu. Người này được mệnh danh “đánh trăm trận trăm thắng”. Ông sở hữu tài năng xuất sắc về lĩnh vực quân sự, là người có cuộc đời binh nghiệp lẫy lừng đến mức Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng phải công nhận xứng đáng “hai lần Anh hùng”. Người được nói đến là Đại tướng Lê Trọng Tấn (tên thật Lê Trọng Tố, 1914 – 1986), nguyên: Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam.

Có thể nhiều người không biết, Đại tướng Lê Trọng Tấn là vị đại tướng lớn tuổi nhất vào thời điểm thụ phong: 70 tuổi 352 ngày, cũng là vị đại tướng giữ quân hàm hiện dịch ngắn nhất: 1 năm, 343 ngày.

dai-tuong-le-trong-tan-1
Đại tướng Lê Trọng Tấn. Ảnh tư liệu

Xuất thân của tướng Lê Trọng Tấn vô cùng đặc biệt. Ông là con nhà giáo, từng theo học trường Bưởi ở Hà Nội. Học giỏi là thế nhưng chàng trai Lê Trọng Tố khi đó lại có đam mê lớn với bóng đá. Ông tham gia đội bóng Éclair (Tia chớp) và đá ở vị trí tiền vệ. Sau này Lê Trọng Tố được tuyển vào đội bóng đá của không quân Pháp, sau đó nhập ngũ vào lực lượng lính khố đỏ. Trước khi giác ngộ cách mạng, ông từng đeo đến lon đội (tương đương với cấp hàm Hạ sĩ) và được gọi với danh xưng “Đội Tố”.

dai-tuong-le-trong-tan-6
Đại tướng Lê Trọng Tấn là vị Đại tướng Việt Nam lớn tuổi nhất vào thời điểm thụ phong. Ảnh tư liệu

Sau này, nhờ được bà Bích Vân (tức Hoàng Ngân) và một số người khác tác động, binh vận, Lê Trọng Tố đã tham gia Việt Minh (năm 1944). Ông trở thành ủy viên quân sự Ủy ban Khởi nghĩa của tỉnh Hà Đông. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông chính thức thành đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương và tham gia công tác quân sự cách mạng.

dai-tuong-le-trong-tan-2
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tướng Lê Trọng Tấn (phải). Ảnh tư liệu

Đại tướng Lê Trọng Tấn là vị tướng của trận mạc khi ông có mặt ở hầu hết các dấu mốc quan trọng trong 2 cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc Việt Nam thế kỷ XX. Nhiều năm lăn lộn trên chiến trường miền Nam, Đại tướng Lê Trọng Tấn đã tham gia chỉ đạo các chiến dịch Bình Giã (1964), Cánh đồng Chum - Mường Sủi (1972); là tư lệnh các chiến dịch then chốt, quyết định: Đồng Xoài, Bàu Bàng - Dầu Tiếng (1965), Đường 9 - Nam Lào (1971), Trị Thiên (1972), Đà Nẵng (1975)...

dai-tuong-le-trong-tan-5
Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam Lê Trọng Tấn (ngoài cùng, phải) nghe báo cáo tình hình mặt trận Campuchia (1-1979) - Ảnh: Tư liệu/TTXVN

Đặc biệt, nói đến tướng Lê Trọng Tấn không thể không kể đến 2 lần ông bắt sống tướng địch. Lần đầu tiên là trong Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Chính vị tướng này đã chỉ đạo Đại đoàn 312 tiêu diệt cứ điểm Him Lam, bắt sống tướng Đờ-cát. Lần thứ hai là ở Chiến dịch giải phóng miền Nam năm 1975. Đại tướng Lê Trọng Tấn thành lập và chỉ huy cánh quân phía Đông. Họ là những người nổ súng đầu tiên, tiến vào Dinh Độc Lập, bắt sống tướng Dương Văn Minh – Tổng thống Việt Nam Cộng hòa thời điểm đó.

dai-tuong-le-trong-tan-3
Đồng chí Lê Trọng Tấn (thứ hai, từ trái sang) và Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng một số cán bộ trao đổi công việc. Ảnh tư liệu

Giỏi trận mạc đã đành, Đại tướng Lê Trọng Tấn còn được ngưỡng mộ vì hội tụ đủ Trí – Dũng – Nhân – Tín – Liêm – Trung. Cũng vì vậy mà không chỉ quân ta mà đến kẻ địch cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ, kính nể nhất định cho ông.

Khi nói về tướng Lê Trọng Tấn, bại tướng Đờ-cát kể lại, vị Đại đoàn trưởng năm ấy tròn 40 tuổi, là một trong những chỉ huy giỏi nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam. “Tôi tự hào được làm bại tướng dưới tay ông và Đại đoàn của ông”, Đờ-cát thú thật.

dai-tuong-le-trong-tan-4
Tướng Lê Trọng Tấn nghiên cứu tình hình chiến trường miền Nam (năm 1965). Ảnh tư liệu

Đại tướng Lê Trọng Tấn dành cả đời cho trận mạc. Khi đất nước đã hòa bình, ông vẫn nhận trọng trách làm tư lệnh các mặt trận nóng bỏng như biên giới Tây Nam (1978), biên giới phía Bắc (1979).

Nhận định về người đồng đội này, Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Quân sự - Bộ Quốc phòng, cho rằng, trong 2 cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, Đại tướng Lê Trọng Tấn được xem là vị tướng đánh trận giỏi nhất.