Đời sống

Vị tướng duy nhất được Bác Giáp đồng ý cho làm đám cưới trong hầm Đờ Cát, là hình mẫu ‘con nhà người ta’

Vị tướng duy nhất được Bác Giáp đồng ý cho làm đám cưới trong hầm Đờ Cát, là hình mẫu ‘con nhà người ta’

Nếu nói về hình mẫu “con nhà người ta”, vị tướng này có lẽ sẽ là người được nêu tên đầu tiên. Trong quá khứ, ông từng là người duy nhất tổ chức đám cưới trong hầm của tướng Đờ Cát tại Điện Biên.

Trong dàn tướng lĩnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam chỉ có 2 người xuất thân là sinh viên khoa Luật Đại học Đông Dương: Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Trung tướng Cao Văn Khánh. Đi ra từ cùng một mái trường, về sau họ còn là đồng đội sát cánh trong công cuộc giành độc lập cho dân tộc.

Nếu Đại tướng Võ Nguyên Giáp đam mê Sử học và làm thầy dạy Sử ở Trung học Thăng Long thì Trung tướng Cao Văn Khánh lại thích Toán và dạy Toán ở Trung học Phú Xuân. Ngoài ra, vị tướng này còn từng giảng dạy tại các trường như: Providence Thuận Hóa, Lycéum Việt Anh cùng các giáo viên uy tín khác như Cao Xuân Huy, Thanh Tịnh, Hữu Ngọc…

tuong-cao-van-khanh-6
Tướng Cao văn Khánh (bên phải) cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tướng Lê Hữu Đức (cục trưởng cục tác chiến) tại Tổng hành dinh. Ảnh tư liệu

Trung tướng Cao Văn Khánh (1917 – 1980), quê ở Huế, từng được xem là hình mẫu “con nhà người ta” ở đất cố đô. Tướng Khánh sinh ra trong một gia đình quý tộc tri thức triều Nguyễn. Ông có bằng cử nhân Luật Đại học Đông Dương, từng tiếp xúc nhiều trí thức nổi tiếng như Tạ Quang Bửu, Phan Anh…

Trung tướng Cao Văn Khánh có phong cách ăn mặc, hành xử vô cùng chuẩn mực: Không bao giờ đi muộn, không hút thuốc, không nói tục, luôn kẹp theo cuốn giáo án bên nách, đi đâu cũng mặc âu phục, đạp xe đạp thể thao. Đã vậy tướng Khánh còn có vẻ ngoài đẹp trai, chơi thể thao giỏi, nhiều tài lẻ… Ông trở thành hình mẫu “con nhà người ta” trong mắt người lớn tuổi, là nhân vật tiếng tăm khiến giới trẻ Huế phải trầm trồ ngưỡng mộ.

tuong-cao-van-khanh-3
Chân dung Tướng Cao Văn Khánh trên trang bìa cuốn sách “Tướng Cao Văn Khánh- Hồi ức lịch sử” của Cao Bảo Vân. Ảnh: Internet

Tướng Khánh còn là nhân vật chính trong một câu chuyện đặc biệt ở Điện Biên năm 1954. Nếu đến Bảo tàng Chiến tranh Lịch sử Điện Biên Phủ ở TP Điện Biên, tại gian trưng bày “Tình yêu trong chiến tranh”, sẽ thấy bức ảnh cưới của ông và người vợ Nguyễn Phước Ngọc Toản vào ngày 22/5/1954, trong hầm Đờ Cát và trên đồi A1.

Nếu Trung tướng Cao Văn Khánh nguyên là Đại đoàn phó Đại đoàn 308, sau này làm Phó Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam thì vợ ông là bà Nguyễn Phước Ngọc Toản nguyên là y tá, về sau là GS-BS. Khi làm đám cưới ở hầm Đờ Cát, tướng Khánh mặc nguyên bộ quân phục, cô dâu mặc đồ bình thường. Ngày vui đó, đồng đội của họ treo khẩu hiệu: “Vui duyên mới không quên nhiệm vụ” trong khoang lớn nhất của hầm Đờ Cát, cô dâu hát bài “Em bé Mường La” thay lời cảm ơn mọi người và mừng chiến thắng. Chủ hôn là Trung tướng Trần Nam Trung, ảnh cưới chụp ngay trên tháp pháo chiếc xe tăng Pháp bị bắn cháy tại cánh đồng Mường Thanh.

tuong-cao-van-khanh-1
Ông bà Khánh - Toản chụp trên xe tăng ở đồi A1 (tháng 5-1954). Ảnh tư liệu
tuong-cao-van-khanh-2
Thư của vợ chồng ông Khánh - bà Toản gửi cho nhau. Ảnh tư liệu

Ông Khánh và bà Toản gặp nhau ở chiến trường Tây Bắc. Khi đó bà Toản 24 tuổi, là sinh viên y khoa, còn ông Toản 37 tuổi, là Đại tá - Đại đoàn phó Đại đoàn 308. Ngày ấy, bác sĩ Tôn Thất Tùng, Đại đoàn trưởng Đại đoàn 308 – Vương Thừa Vũ và đồng chí Lê Quang Đạo đã đứng ra mai mối cho 2 người với nhau.

tuong-cao-van-khanh-4
Ông bà Khánh - Toản trong một lần trở lại chiến trường xưa. Ảnh tư liệu
tuong-cao-van-khanh-5
Bức ảnh hai vợ chồng chụp năm 1955. Ảnh: NVCC

Về sau, ông Trần Lương – Chính ủy mặt trận đã khích lệ họ: “Nên tổ chức cưới ngay tại đây chứ đừng đợi về đơn vị hậu phương nữa”. Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng đồng ý cho họ làm hôn lễ ngay trong hầm Đờ Cát vào ngày 22/5/1954. Một “đám cưới trên nòng pháo” có “một không hai” trong lịch sử đã diễn ra như vậy. Đám cưới này thể hiện sự nhân văn của cuộc chiến tranh vệ quốc, cũng như tầm vóc của vị Tổng tư lệnh quân đội lúc bấy giờ.