Những đối tượng nào bắt buộc phải ra quầy chuyển tiền trên 10 triệu đồng sau ngày 1/7
Sử dụng sinh trắc học trong việc giao dịch, thanh toán trực tuyến như một 'lớp giáp' giúp chúng ta chủ động hơn trong việc bảo vệ tiền bạc của bản thân.
Theo Quyết định 2345 của Ngân hàng Nhà nước nhằm triển khai giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ sẽ có hiệu lực chính thức từ ngày 1/7. Các giao dịch phát sinh từ 10 triệu đồng/lần trở lên của người dân và 20 triệu đồng/ngày sẽ phải xác thực sinh trắc học.
Chia sẻ với Dân trí, ông Trần Thái Bình - Giám đốc Khối Ngân hàng số Sacombank cho biết khách hàng có thể tự đăng ký sinh trắc học trên các ứng dụng của ngân hàng. Thế nhưng không loại trừ những trường hợp một số khách lớn tuổi không có thiết bị hỗ trợ NFC và nhiều trường hợp đặc biệt khác chưa thể đăng ký sinh trắc học với ngân hàng thì bắt buộc trường hợp đó phải ra quầy giao dịch để thực hiện giao dịch trên 10 triệu đồng.
Đại diện OCB cho biết những khách hàng chưa có căn cước công dân gắn chip mà chỉ có chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân cũ chưa gắn chip nhưng còn hiệu lực thì cần ra quầy để được hỗ trợ.
Một số trường hợp đặc biệt như người chuyển giới, phẫu thuật thẩm mỹ và bị lỗi hệ thống trên ứng dụng ngân hàng cũng cần ra quầy để xác thực.
Vậy tại sao cần xác thực sinh trắc học khi giao dịch số tiền 10 triệu đồng/lần hoặc 20 triệu đồng/ngày? Việc xác thực sinh trắc học sẽ giúp mọi người bảo vệ được tài khoản ngân hàng của mình. Giảm thiểu tối đa rủi ro do những kẻ đánh cắp thông tin, lừa đảo và chiếm đoạt tài sản.
Việc xác thực thêm sinh trắc học cũng như một lớp bảo vệ cho tài khoản ngân hàng của bạn. Xã hội ngày càng phát triển nên những thủ đoạn tin vi về lừa đảo ngày càng nhiều, giờ đây người dân đã tiếp cận và sử dụng viêc thanh toán trực tuyến một cách rộng rãi hơn nên việc bảo vệ tài khoản của chính bản thân mình là một điều cần thiết, chỉ cần có thêm bước thêm sinh trắc học cho giao dịch tiền sẽ giúp bạn giảm thiểu tối đa rủi ro.