Đời sống

Ngôi chùa nào là biểu tượng của phố cổ vươn ra thế giới, được in hình trên đồng tiền 20.000 VNĐ?

Chùa Cầu được xem là linh hồn của phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam. Cầu còn có tên gọi khác là cầu Nhật Bản hay cầu Lai Viễn Kiều. Chùa Cầu được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 1990, nằm trong phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 1999.

Chua-Cau-02-1632990469

Chùa Cầu được xây dựng vào thế kỷ 17 bởi các thương nhân Nhật Bản, có kiến trúc pha trộn của Nhật Bản, Trung Hoa và Việt Nam. Cầu có chiều dài khoảng 18 mét, rộng khoảng 3 mét, được làm bằng gỗ trên những trụ cầu bằng gạch đá. Mái chùa lợp ngói âm dương với những chi tiết trang trí tinh xảo trên bờ nóc, bờ chảy.

Chua-Cau-17-1632990481

Trên cửa chính có một tấm biển lớn chạm nổi 3 chữ Hán là "Lai Viễn Kiều". Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu, mặt chùa quay về phía bờ sông. Trải qua nhiều năm, chùa cầu đến nay đã xuống cấp nhiều và các nét kiến trúc Nhật Bản ban đầu đã mai một. Chùa Cầu đã được trùng tu nhiều lần vào các năm 1817, 1865, 1915, 1986.

Chua-Cau-12-1632990477

Gọi là Chùa nhưng thực tế Chùa Cầu không thờ Phật mà thờ thần Bắc Đế Trấn Vũ - một vị thần chuyên trị phong ba, lũ lụt, bảo hộ xứ sở, đem lại niềm vui và hạnh phúc cho con người theo tín ngưỡng Trung Hoa.

Chua-Cau-06-1632990472

Ngày nay, chùa Cầu là 1 trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất của Hội An. Mỗi năm, có hàng triệu du khách đến thăm chùa Cầu để chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo và tìm hiểu về lịch sử, văn hóa của Hội An.

chua-cau-hoi-an-12321_1628047882

Ít ai biết rằng, ngôi chùa này chính là hình ảnh được in trên đồng tiền polymer 20.000VNĐ. Điều này một lần nữa khẳng định sự đặc biệt, ý nghĩa sâu sắc của địa danh nổi tiếng này.

 

Danh sách những món ăn nên thử tại Hội An, điểm hội tụ và giao thoa của những nền văn hóa Đông – Tây

Đối với du khách trong và ngoài nước, bạn nên bỏ túi danh sách những món ăn tại Hội An sau đây để có một trải nghiệm thú vị.