Đời sống

Di sản tư liệu thế giới đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận: Báu vật vô giá vượt thời gian

Di sản tư liệu thế giới đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận: Báu vật vô giá vượt thời gian

Việt Nam là một quốc gia có bề dày lịch sử và văn hóa lâu đời. Trong suốt quá trình phát triển, Việt Nam đã lưu giữ được một khối lượng lớn di sản tư liệu quý giá, phản ánh bản sắc văn hóa và lịch sử của dân tộc.

Từ năm 2009 đến nay, Việt Nam đã có 9 di sản tư liệu được UNESCO công nhận, trong đó phải kể đến 3 di sản tư liệu thế giới được UNESCO công nhận đó là: Mộc bản triều Nguyễn (được công nhận năm 2009), Bia Tiến sĩ tại Văn Miếu Quốc Tử Giám (được công nhận năm 2011), Châu bản triều Nguyễn ( được công nhận năm 2017).

Mộc bản triều Nguyễn bao gồm 34.619 tấm mộc bản là di sản tư liệu thế giới đầu tiên được UNESCO công nhận vào năm 2009. Đây là công trình mang tính bách khoa, vô giá, độc nhất và mang đậm dấu ấn thời cuộc.

di_san_tu_lieu_the_gioi_1

Mộc bản triều Nguyễn là những tấm gỗ khắc chữ Hán hoặc chữ Nôm ngược để in ra thành sách được dùng phổ biến ở Việt Nam trong thời kì phong kiến. Nội dung của khối tài liệu mộc bản triều Nguyễn rất phong phú và đa dạng, phản ánh mọi mặt của xã hội Việt Nam dưới thời phong kiến trên 9 chuyên đề: lịch sử, địa lý, quân sự, pháp chế, văn thơ, tôn giáo - tư tưởng - triết học, ngôn ngữ - văn tự, chính trị - xã hội, văn hóa - giáo dục. Đây là tư liệu tin cậy, còn khá nguyên vẹn để khảo cứu, đối chiếu, phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử Việt Nam trên nhiều lĩnh vực.

di_san_tu_lieu_the_gioi_5

di_san_tu_lieu_the_gioi_2

Ngoài 3 di sản được công nhận là di sản tư liệu thế giới thì Việt Nam còn có 6 di sản tư liệu khác được công nhận ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương như: Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm (được công nhận năm 2012); Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (được công nhận năm 2016); Mộc bản trường học Phúc Giang (được công nhận năm 2016); Hoàng hoa sứ trình đồ (Hành trình đi sứ Trung Hoa) (được công nhận năm 2018); Bia ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng (được công nhận năm 2022); Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu, Hà Tĩnh (1689-1943) (được công nhận năm 2022).

Bên cạnh các di sản đã được UNESCO công nhận, hiện nay Việt Nam còn sở hữu 1 kho tàng “đồ sộ” các di sản tư liệu đang được lưu trữ trong các trung tâm lưu trữ quốc gia, trung tâm di sản, thư viện, bảo tàng, đình chùa, đền miếu…

 

Người nông dân được mệnh danh đối thủ ‘ma’ của quân Pháp: Chống giặc 30 năm khiến quân địch run sợ

Ông được mệnh danh là bậc thầy về chiến tranh du kích dù chưa qua 1 trường lớp quân sự nào. 30 năm là thủ lĩnh 1 trong những cuộc khởi nghĩa lớn nhất lịch sử khiến quân địch tổn thất nặng nề.