Đời sống

Những tư liệu đặc sắc và hiếm hoi về Nam Phương hoàng hậu: Vị hoàng hậu cuối cùng của Việt Nam

Nam Phương hoàng hậu tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan, sinh ngày 14-12-1914, tại Gò Công, tỉnh Tiền Giang, trong một gia đình giàu có vào bậc nhất Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX. Mặc dù quê ở Tiền Giang nhưng Nguyễn Hữu Thị Lan mang quốc tịch Pháp với tên Pháp là Mariette Jeanne, sống và học tại Sài Gòn. Năm 12 tuổi, Thị Lan được gửi sang Pháp học trường nữ sinh danh tiếng tại Paris. Tháng 9-1932, sau khi tốt nghiệp tú tài toàn phần, Nguyễn Hữu Thị Lan về nước.

NPHH_Hinh_phan_11_1 (1)

1 năm sau khi về nước, bà có cuộc gặp gỡ với Vua Bảo Đại, kể từ lần gặp đầu tiên vua đã say mê và muốn cưới Nguyễn Hữu Thị Lan làm vợ. Tuy nhiên cuộc hôn nhân của cả 2 đã vướng phải phản đối của hoàng tộc triều Nguyễn vì bà theo đạo Công giáo. Đồng thời, khi vua Bảo Đại ngỉ ý muốn lấy Nguyễn Hữu Thị Lan, bà đã đưa ra 4 điều kiện : Phải được tấn phong Hoàng hậu ngay trong ngày cưới, được giữ nguyên đạo Thiên chúa. Các con sinh ra đều được rửa tội và giữ đạo, Bảo Đại được tự do giữ đạo cũ của mình là Phật giáo, Phải được tòa thánh Vantican cho phép đặc biệt hai người lấy nhau và giữ hai tôn giáo khác nhau, không ai bắt buộc ai về tôn giáo.

Là 1 người phụ nữ thông minh, xinh đẹp và có học thức. Nam Phương hoàng hậu không chỉ được lòng Cựu hoàng, thái hậu mà bà còn có nhiều đóng góp cho triều Nguyễn lúc bấy giờ. Bà sinh được 5 người con : 2 hoàng tử, 2 công chúa. Hoàng hậu chăm sóc dạy dỗ con cái rất chu đáo. Bà mời các thầy nổi tiếng vào điện Kiến Trung (nơi bà và Hoàng đế chung sống) dạy chữ Hán và văn minh cả Đông - Tây kim cổ.

1886269941163753870793282534895754016123266n-16221143283121943356185

Cách đây không lâu, sách ‘Hoàng hậu Nam Phương qua 1 số tư liệu chưa công bố’ của tác giả Phạm Hy Tùng, NXB Tổng hợp TP.HCM ấn hành vừa ra mắt đã giúp độc giả có cái nhìn mới về cuộc đời của vị hoàng hậu cuối cùng của Việt Nam và vua Bảo Đại.

18a-1677774052536897975402

Theo đó, tư liệu công bố gồm 7 bức thư viết tại Pháp hoặc Sài Gòn, trong đó có 6 thư của bà Charles (mẹ nuôi Bảo Đại, vợ Khâm sứ Trung kỳ Charles), bà Agnès - chị ruột Nam Phương hoàng hậu, bà Nam Phương và 1 lá thư từ Pháp của thuộc hạ gửi cho cựu hoàng Bảo Đại trong khoảng thời gian từ tháng 8.1946 đến năm 1948. Còn lại hơn 80 lá thư khác viết tại Pháp của các nhân vật kể trên, cùng vài người viết cho cựu hoàng từ Việt Nam (giai đoạn 1949 - 1954).

hoang-hau-nam-phuong-da-qua-doi-nhu-the-nao1-1621157233976-16211572363401811289152

Nam Phương hoàng hậu sinh ra trong một gia đình hai bên nội ngoại đều là những đại điền chủ giàu có bậc nhất xứ Nam kỳ (cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20). Trong khi đó Vua Bảo Đại cũng là người giàu có, sở hữu nhiều tài sản đắt giá và tiền mặt : ‘Từ năm 1939, vua Bảo Đại đã sở hữu thêm nhiều biệt thự ở đại lộ Lambelle ở Paris, nơi vốn dĩ do vua cha thuê từ năm 1922 để ông ở trọ khi sang Pháp du học. Còn tòa lâu đài Thorenc ở Cannes đã được ông mua từ năm 1934" (theo sách Hoàng hậu Nam Phương qua một số tư liệu chưa công bố). Chưa kể ông còn có bất động sản ở Cannes, Paris, Colombo, Nice, Côte d'Azur và ở Ma Rốc (trong thư viết tắt là R - TN).

Vì vậy, một số nhà nghiên cứu trước đây cho rằng, cựu hoàng Bảo Đại lấy Marie-Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan chỉ vì muốn "đào mỏ", rồi một kẻ "nông cạn, ngây thơ, nhu nhược, thích ăn chơi hơn là quyền bính" - điều đó là oan cho Bảo Đại.

Đặc biệt, trong 1 lá thư của Nam Phương Hoàng Hậu viết ngày 30/11/1950 có thể thấy rõ bà không có nhiều tiền và phụ thuộc kinh tế vào chồng : "Có người đang hỏi em, nếu để em đứng tên cái cơ ngơi ở R có phải tốt hơn không, và nếu mình bỏ ra 25 triệu để xây dựng lại và trang trí nội thất thì càng tốt. Tháng sau người ta cần đến để khai trương vào tháng giêng. Đây là điều rất phức tạp đối với em. Em không còn tiền, số tiền Mình đưa cho em khi ra đi đã cạn… Ngôi nhà này cũng khá nhưng phải sửa chữa lại và trang bị lại toàn bộ nội thất nên cần có sự chu cấp thêm của Mình và có lẽ sẽ hoàn thành trong vòng 3 tháng".

edit-18d-1677774414334246467520-_1_

Ngoài ra, Nam Phương Hoàng Hậu cũng là người thương kính và được lòng mẹ chồng bà Từ Cung chứ không có chuyện "cơm không lành, canh không ngọt". Trong bức thư ngày 14/1/1951, Nam Phương hoàng hậu viết : "Mình yêu quý. Em lo ngại về tình hình sức khỏe của Mẫu hậu, có đúng là Bà đang mệt không?", hay thư ngày 7.5.1951: "Em đã nhận được thư Mình. Em rất mừng vì Mẫu hậu đã khỏe và đang ở bên cạnh Mình. Bên này trời không đẹp lắm".

Tới sinh nhật, ngày 17.11.1951, từ Cannes nhận được quà của bà Từ Cung và vua Bảo Đại, Nam Phương reo lên như trẻ thơ: "Nhờ Mẫu hậu và Mình nên hôm nay bà hầu phòng bất ngờ làm một chiếc bánh ngọt có gắn nến… Em vui sướng như đứa trẻ lên 10. Ngoài Mẫu hậu, chị Agnès và Mình ra, thì không ai biết sinh nhật của em ngày nào". Tới năm 1953, bà lại có thêm lá thư gửi cảm ơn vua Bảo Đại đã gửi điện tín chúc mừng sinh nhật mình và khoe việc các con tặng hoa, đây là minh chứng cho thấy việc ghi ngày sinh trên bia mộ bà ở Pháp (ngày 14.11) và các nguồn tài liệu khác là không chính xác.

 

Bộ sưu tập nhiều người thèm khát của Nam Phương Hoàng Hậu, 1 chiếc bát có giá lên đến hơn 20 tỷ đồng

Đây là bộ sưu tầm những đồ cổ quý giá mà Nam Phương Hoàng Hậu đã sưu tập lúc sinh thời. Nhiều món đồ được đấu giá lên đến hàng chục tỷ đồng, món nào cũng mang đậm những nét đặc trưng văn hóa Việt Nam xưa.