Người nông dân được mệnh danh đối thủ ‘ma’ của quân Pháp: Chống giặc 30 năm khiến quân địch run sợ
Trong trên dưới 80 năm thực dân Pháp đô hộ nước ta, đã có rất nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân bùng lên chống lại ách đô hộ của giặc ngoại xâm. Trong số này không thể không nhắc đến cuộc khởi nghĩa Yên Thế kéo dài gần 30 năm dưới sự lãnh đạo của Hoàng Hoa Thám hay còn gọi là Đề Thám.
Hoàng Hoa Thám sinh vào khoảng năm từ 1856 – 1858 ở xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên rồi sau đó di chuyển lên xứ Đoài và sau cùng định cư ở Yên Thế, Bắc Giang. Cha mất khi ông chưa được sinh ra, mẹ ông phải nương tựa gia đình họ Hoàng, tuy nhiên lên 6 tuổi mẹ ông cũng mất. Ngay từ nhỏ, Hoàng Hoa Thám đã bộc lộ tư chất của 1 người lính, 15 – 16 tuổi ông đã gia nhập phong trào chống Pháp làm người lính chân đất. Dù chưa qua 1 trường lớp nào đào tạo về quân sự nhưng kể từ khi tòng quân, ông đã nhanh chóng chứng minh được tài năng vượt trội của mình, chưa đến nửa năm ông đã được thăng lên chức Đầu mục, 1 năm sau được thăng chức Bang tá có thể tự chỉ huy 1 cánh quân.
Chân dung Đề Thám - Hoàng Hoa Thám.
Sau đó, Hoàng Hoa Thám đã liên tục tham gia vào các cuộc khởi nghĩa chống Pháp, tiêu biểu phải kể đến gia nhập nghĩa binh của Trần Quang Loan, lãnh binh Bắc Binh ( 3/1884), 1 năm sau đó tham gia khởi nghĩa Cai Kinh, Hoàng Đình Kinh ở Lạng Giang. Với tài chỉ huy quân sự tài tình và tinh thần quả cảm của mình, Hoàng Hoa Thám rất được lòng quân. Vì vậy, năm 1882, Hoàng Hoa Thám đã được tôn lên làm thủ lĩnh tối cao của phong trào Yên Thế.
Nhận thấy không thể đánh thắng quân địch bằng cách đánh trực diện, Hoàng Hoa Thám đã lãnh đạo quân ta đánh du kích: tránh các cuộc đụng độ, ẩn nấp trong rừng rậm, chờ thời cơ thích hợp để tiêu diệt nhóm riêng lẻ, tấn công tàu và các đoàn áp tải để kẻ thù dấn sâu vào rừng và cắt đứt sự rút lui của chúng. Nghĩa quân thoắt ẩn thoắt hiện như những bóng ma trong bụi rậm yên tĩnh, quân địch đối mặt với những hố sâu phủ đầy mũi tên độc dưới chân họ. Còn về phía đối thủ, bọn thực dân không thể có bất kỳ thông tin nào, bởi vì ở khắp mọi nơi, chúng chỉ thấy rừng rậm và sự im lặng của dân chúng.
Nhóm khởi nghĩa của Đề Thám (hình chụp của trung úy Romain-Desfossés).
Dưới sự chỉ huy tài tình của Đề Thám, ông đã lãnh đạo nghĩa quân Yên Thế đánh bại nhiều cuộc càn quét của quân Pháp gây cho chúng nhiều tổn hại nặng nề. Yên Thế khi đó đã trở thành 1 cái gai khó nhổ đối với kẻ xâm lăng dù chúng đã đô hộ được hầu hết nước ta.
Tuy nhiên vì không cân sức về lực lượng, tới cuối năm 1909, hàng ngũ nghĩa quân ngày càng sa sút. Đề Thám đã phải đi ẩn náu trong những khu vực hiểm trở của núi rừng Yên Thế để tránh sự truy sát của kẻ thù. Cho đến nay, vẫn chưa có kết luận chính thức về những ngày cuối cùng của “Hùm thiêng Yên Thế”.
Dù cuộc khởi nghĩa Yên Thế tuy thất bại, nhưng cái tên Hoàng Hoa Thám – Đề Thám vẫn còn sống mãi trong trái tim người dân Việt Nam. Tên của ông hiện nay được đặt cho cả 1 khu phố Hoàng Hoa Thám hay còn gọi là phố cây cảnh xanh mát thuộc quận Ba Đình, Hà Nội.
Vị giáo sư là ‘tứ trụ’ của nền sử học Việt Nam, thông thạo 7 thứ tiếng, thành công nhờ tự học
Ông được mệnh danh là ‘Lê Qúy Đôn của thế kỉ 20’, là 1 trong 4 ‘tứ trụ’ của nền sử học Việt Nam và là thầy của rất nhiều thế hệ học trò giỏi, thành danh của Việt Nam.