Đời sống

Phi hành gia được Bác Hồ trao danh hiệu Anh hùng Lao động VN và đặt tên cho 1 hòn đảo ở Vịnh Hạ Long

Phi hành gia được Bác Hồ trao danh hiệu Anh hùng Lao động VN và đặt tên cho 1 hòn đảo ở Vịnh Hạ Long

Đây là phi hành gia hiếm hoi được đích thân Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra sân bay đón. Không chỉ thế, ông còn được Bác Hồ trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động Việt Nam và đặt tên cho một hòn đảo ở Vịnh Hạ Long.

Vào ngày 21/1/1962, sao gần 5 tháng thực hiện thành công chuyến bay vũ trụ trên con tàu “Phương Đông 2”, German Titov được Trung ương Đảng, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chủ tịch Hồ Chí Minh mời sang thăm Việt Nam. Khi hạ cánh, German Titov được đích thân Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra đón, tặng hoa, ôm hôn thắm thiết. 

Phi-hanh-gia-duoc-bac-ho-trao-danh-hieu-anh-hung-lao-dong-vn-va-dat-ten-cho-1-hon-dao-o-vinh-long
Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra đón, tặng hoa, ôm hôn thắm thiết phi hành gia German Titov. Ảnh: VTC

Đến tối cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Đảng và Nhà nước Việt Nam trao tặng German Titov danh hiệu Anh hùng Lao động Việt Nam. 

Phi-hanh-gia-duoc-bac-ho-trao-danh-hieu-anh-hung-lao-dong-vn-va-dat-ten-cho-1-hon-dao-o-vinh-long-8
Bác Hồ trao tặng German Titov danh hiệu Anh hùng Lao động Việt Nam. Ảnh: VTC

Đến sáng ngày 22/1/1962, Bác Hồ cùng German Titov đáp máy bay về thăm khu mỏ than Hồng Quảng (nay là tỉnh Quảng Ninh) và thăm Vịnh Hạ Long bằng tàu của Hải quân. 

Trong suốt quá trình thăm quan, Bác Hồ trực tiếp làm “hướng dẫn viên du lịch” cho German Titov. Khi tàu gần đến một hòn đảo có bãi cát vàng, Bác đề nghị German Titov và những người cùng đi lên đảo ngắm cảnh, nghỉ ngơi và ăn trưa ở đây. 

Phi-hanh-gia-duoc-bac-ho-trao-danh-hieu-anh-hung-lao-dong-vn-va-dat-ten-cho-1-hon-dao-o-vinh-long-5
Bác Hồ và phi hành gia trên con tàu ra đảo. Ảnh: VTC

Từ con tàu Hải quân, Bác Hồ cùng German Titov và hai người nữa đi trên một chiếc xuồng vào đảo. Tại thời điểm đó, dù thời tiết lạnh đến 16 độ C, nhưng nhà du hành vũ trụ German Titov vẫn cởi trần, chỉ mặc chiếc quần bơi, hai tay chèo xuồng thoăn thoắt. Khi vào sát bãi cát, Titov nhảy ra khỏi xuồng rất nhanh nhẹn, khỏe khoắn. 

Phi-hanh-gia-duoc-bac-ho-trao-danh-hieu-anh-hung-lao-dong-vn-va-dat-ten-cho-1-hon-dao-o-vinh-long-4

Titov chèo thuyền. Ảnh: VTC

Trong lúc nghỉ ăn trưa trên đảo, Bác nói với mọi người rằng Anh hùng, Phi công vũ trụ Liên Xô do còn bận công tác trong nước nên không thể ở Việt Nam mãi được và để ghi nhớ chuyến thăm của German Titov thì “Bác cháu ta đặt tên cho đảo này là đảo Titov”. Nghe xong, ai cũng vui vẻ và nhiệt tình hưởng ứng.

Theo chia sẻ của một cán bộ Hải quân với Bác Hồ, trước đó, hòn đảo được đánh số 48. Chi tiết này được chính German Titov kể lại trong một cuốn phim tài liệu về chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên của ông mà người viết bài này đang lưu giữ một bản sao (bằng tiếng Nga). 

Về phía German Titov, sau khi được Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam nồng hậu đón tiếp, ông đã tặng Bác Hồ cuốn sách “700000 kilômét trong vũ trụ” kèm bức chân dung mình. 

Trên trang đầu cuốn sánh là lưu bút của tác giả với lời để tặng: “Kính tặng Bác Hồ với lòng biết ơn. G. Titốp. 24/01/62”. Cuốn sách hiện nằm trên giá sách phòng làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở tầng 2 của nhà sàn Bác Hồ.

Phi-hanh-gia-duoc-bac-ho-trao-danh-hieu-anh-hung-lao-dong-vn-va-dat-ten-cho-1-hon-dao-o-vinh-long-6
Phi hành gia German Titov. Ảnh: VTC

Theo nhiều tài liệu và bản đồ ở những thời kỳ khác nhau và theo truyền tụng trong dân gian thì hòn đảo này từng được gọi là đảo Hồng Thập Tự hay đảo Nghĩa Địa. 

Sở dĩ có tên gọi này là do năm 1905 một tàu chở hàng của Pháp khi vào Vịnh Hạ Long vì không có hoa tiêu thông thạo luồng lạch nên đã đâm vào đá ngầm, bị đắm ở vũng Con Cóc, các thủy thủ thiệt mạng được đưa về chôn ở đảo này. Nhiều năm sau đó, đảo trở nên hoang vắng. Trong một bản đồ của Pháp vẽ về Vịnh Hạ Long cuối thế kỷ 19, đảo có tên là Cát Nàng.