Để hiểu hơn lý do việc gãi sau khi muỗi đốt sẽ tạo cảm giác ngứa, bạn nên tham khảo những thông tin được đề cập trong bài viết dưới đây.
Muỗi thích những nơi ẩm ướt và thường sinh sản ở vùng nước tĩnh lặng như ao, hồ và các thùng chứa đầy nước. Không chỉ thế, chúng còn sinh sống ở sông, công trường, giếng thoát nước, mái nhà, bể bơi ngoài trời, các loại thùng chứa nước ngoài trời, bể chứa, khay đựng chậu hoa, cây thủy sinh,…
Không chỉ thế, những khay trồng cây trong nhà hay thậm chí là những lon nước uống bạn để quên trong góc có thể trở thành nơi đẻ trứng và “nghỉ dưỡng” cho muỗi cái. Vì vậy, bạn cần chú ý giữ gìn vệ sinh những nơi chứa nước trong nhà và hạn chế tiếp xúc ao, hồ,…
Về hiện tượng sưng tấy, ngứa ngáy sau khi bị muỗi đốt là do chúng ta bị dị ứng với nước bọt của chúng. Theo đó, khi nước bọt của muỗi được tiêm vào cơ thể con người, hệ thống miễn dịch của chúng ta sẽ nhanh chóng nhận ra nó. Chủ yếu, tế bào mast sẽ tiết ra một chất gọi là histamine, tạo ra phản ứng viêm dẫn đến hình thành các túi muỗi trên bề mặt da và có cảm giác ngứa.
Sự kích thích thần kinh bởi nước bọt của muỗi có thể khiến chúng ta gãi vào vùng bị cắn. Tuy nhiên, nếu bạn tiếp tục gãi sẽ càng kích thích các đầu dây thần kinh, khiến cơ thể tiết ra nhiều histamine hơn, tạo thành vòng luẩn quẩn “càng gãi thì càng ngứa”.
Đồng thời sẽ gây đứt gãy thêm các sợi protein như collagen trong ma trận ngoại bào giữa các tế bào, làm tình trạng phù nề nặng thêm. Ngoài ra, nếu vô tình làm trầy xước da sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Vì vậy, sau khi bị muỗi đốt, bạn không nên gãi quá nhiều mà có thể chọn cách chườm lạnh hoặc bôi thuốc mỡ kháng histamine lên vùng da bị muỗi đốt. Việc này giúp giảm nhiệt độ vùng da bị đỏ, sưng tấy và giảm phản ứng viêm.
Còn đối với trường hợp mô da có một khối phồng lớn và vùng da bị ảnh hưởng rõ ràng là đỏ và sưng tấy, cách điều trị trên không thuyên giảm thì bạn nên đi khám kịp thời.
Theo Sohu!.