Đời sống

Người dễ trầm cảm thường có 3 thói quen không tốt cho sức khỏe?

Người dễ trầm cảm thường có 3 thói quen không tốt cho sức khỏe?

Để kiểm tra xem bản thân có đang trải qua chứng trầm cảm, bạn không nên bỏ qua những thông tin được đề cập trong bài viết dưới đây.

Bạn đã bao giờ gặp những người dù điều kiện sống tốt nhưng họ luôn cảm thấy chán nản. Có sự nghiệp phát triển nhưng không tìm được ý nghĩa cuộc sống. Họ có một gia đình hạnh phúc nhưng lại luôn cảm thấy bất lực. Những người như vậy có thể đang bị trầm cảm. 

Nguoi-de-tram-cam-thuong-co-3-thoi-quen-khong-tot-cho-suc-khoe

Trầm cảm giống như một bàn tay vô hình, khiến con người cảm thấy chán nản, đau đớn và bất lực. Đôi khi một số thói quen sống không lành mạnh có thể dần dần dẫn đến trầm cảm.

1. Luôn phủ nhận chính mình

Miguel de Cervantes đã nói: “Bạn nghĩ gì thì bạn sẽ trở thành như vậy. Mỗi người đều là kiệt tác của riêng mình”.

Tôi thấy rằng nhiều người luôn phủ nhận bản thân theo thói quen và có thái độ tiêu cực đối với khả năng, ngoại hình và các khía cạnh khác của mình. Họ thường cảm thấy mình chưa đủ giỏi về mọi mặt và không thể làm tốt bằng người khác. Thói quen này có thể khiến con người rơi vào lối suy nghĩ tiêu cực, về lâu dài có thể dẫn đến trầm cảm.

Lúc mới vào làm, mỗi lần công ty họp, tôi đều sợ sếp yêu cầu phát biểu, lo mình nói không tốt sẽ bị đồng nghiệp cười nhạo. Cho đến khi lên thuyết trình, tôi lấy hết can đảm để nói vài lời.

Nguoi-de-tram-cam-thuong-co-3-thoi-quen-khong-tot-cho-suc-khoe-1

Sau đó, tôi ngẫm đi nghĩ lại xem mình có nói gì sai không. Tôi nhớ rằng lúc đó tôi rất thiếu tự tin, dần dần ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và cuối cùng tôi rơi vào trầm cảm.

Đến nay, tôi nhận ra rằng thay vì tập trung vào những khuyết điểm, tôi nên khám phá thêm những điểm mạnh của mình. Hãy cố gắng đưa ra lời khẳng định tích cực nào đó cho bản thân, ngay cả đối với những điều nhỏ nhặt, chẳng hạn như: “Hôm nay tôi đã làm rất tốt việc lập báo cáo tại nơi làm việc”, “Hôm nay tôi đã giúp đồng nghiệp giải quyết một vấn đề”,… Làm như vậy sẽ giúp xây dựng sự tự tin của riêng bạn.

2. Nghiện mạng xã hội

Tôi có một người bạn là người rất vui vẻ và tự tin. Nhưng từ khi nghiện dùng mạng xã hội, con người cô ấy gần như thay đổi. Thay vì dành thời gian tập thể dục, đọc sách,… cô ấy chuyển sang xem các clip đến tận sáng sớm.

Cụ thể, cô ấy theo dõi những chuyến du lịch và khoe những món đồ xa xỉ của người khác,.... Sau đó, nghĩ về cuộc sống đời thường của mình, cô trở nên chán nản và mất hứng thú với mọi thứ.

Nguoi-de-tram-cam-thuong-co-3-thoi-quen-khong-tot-cho-suc-khoe-2

Thay vì lãng phí thời gian ghen tị với người khác, tại sao bạn không dành nhiều thời gian hơn để quản lý cuộc sống của chính mình. Chúng ta có thể cố gắng giảm thời gian sử dụng mạng xã hội, ra ngoài nhiều hơn và tìm những việc mình thích làm.

3. Thói quen ngủ không đều

Nhiều người bỏ qua tầm quan trọng của giấc ngủ ngon đối với cơ thể. Ngày nay, nhiều người thường xuyên thức khuya để làm việc hoặc giải trí. Thời gian ngủ luôn không đều, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đồng hồ sinh học của cơ thể, dẫn đến rối loạn nội tiết, trầm cảm.

Nguoi-de-tram-cam-thuong-co-3-thoi-quen-khong-tot-cho-suc-khoe-3

Vậy để cải thiện chất lượng giấc ngủ, bạn cần xây dựng một lịch trình đều đặn về giờ đi ngủ và thức dậy. Các ngày cuối tuần cũng phải giống như các ngày trong tuần. Lưu ý, 30 phút trước khi đi ngủ, hãy tránh xa các thiết bị điện tử càng nhiều càng tốt.

Thay vào đó, bạn có thể nghe bản nhạc yêu thích và đọc một cuốn sách mà bạn quan tâm. Nếu ngủ ngon, bạn sẽ có trạng thái tinh thần tốt hơn vào ngày hôm sau và hiệu quả công việc sẽ cao hơn. Hơn nữa, nó có thể ngăn ngừa hiệu quả sự xuất hiện của trầm cảm.

William James từng nói: “Khám phá vĩ đại nhất của thế hệ chúng ta là con người có thể thay đổi cuộc đời mình bằng cách thay đổi suy nghĩ và thái độ “.

Nhiều rắc rối của chúng ta đến từ những thói quen sinh hoạt không tốt. Vậy nên, nếu những thói quen xấu này được phát hiện và sửa chữa kịp thời thì nguy cơ trầm cảm có thể giảm bớt.

Theo Sohu!.