Đời sống

Danh tính người được Bác Hồ hết mực tin tưởng, đích thân nhờ giữ Sổ tiết kiệm trong suốt 11 năm

Danh tính người được Bác Hồ hết mực tin tưởng, đích thân nhờ giữ Sổ tiết kiệm trong suốt 11 năm

Trong suốt 11 năm, ông là người đứng tên trên Sổ tiết kiệm của Bác Hồ và được Bác hết mực tin tưởng, yêu quý.

Sau mấy năm học ở Trường Trung học tư thục Thăng Long, Hà Nội, do gia đình đông anh em, cậu học sinh Lê Hữu Lập (1921 - 2012) đành phải bỏ dở việc học hành lên Thái Nguyên giúp việc cho một người họ hàng làm ăn, buôn bán.

Đến năm 1941, Lê Hữu Lập lấy vợ rồi trở về quê ở Nam Trực, Nam Định làm ruộng và lo việc thờ cúng tổ tiên. Chính thời gian đó, anh cũng được tận mắt chứng kiến nạn đói thê thảm năm 1945. 

Vậy nên, khi Cách mạng Tháng 8/1945 bùng nổ, anh lập tức tham gia khởi nghĩa, cướp chính quyền ở quê. Sau đó, anh được kết nạp vào Đảng, làm Bí thư Chi bộ Tiểu khu Nam Trực.

Vào giữa năm 1947, Lê Hữu Lập phải tạm xa gia đình để đi kháng chiến. Trong  suốt vài năm, anh đảm nhận nhiều vai trò như cán bộ Văn phòng Tỉnh ủy Thái Nguyên, cán bộ Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy, Hiệu trưởng Trường Đảng Hoàng Văn Thụ ở Việt Bắc.

Danh-tinh-nguoi-duoc-bac-ho-het-muc-tin-tuong-dich-than-nho-giu-so-tiet-kiem-trong-suot-11-nam

Không chỉ thế, Lê Hữu Lập còn phát động quần chúng đóng thuế nông nghiệp ở tỉnh Hoà Bình rồi được chọn đi học một ngành ngành Cơ yếu. Đầu năm 1952, sau khi học xong, anh về làm công tác cơ yếu tại Văn phòng Trung ương Đảng. Anh là Bí thư Chi bộ đầu tiên của đơn vị này kể từ khi thành lập.

Danh-tinh-nguoi-duoc-bac-ho-het-muc-tin-tuong-dich-than-nho-giu-so-tiet-kiem-trong-suot-11-nam-8

Cho đến tháng 7 năm 1958, Lê Hữu Lập nhận nhiệm vụ làm Trưởng phòng Văn thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Công việc chính của ông Lập là tiếp nhận và trình Bác những công văn, thư từ, báo chí gửi Bác; trình ký những Sắc lệnh, Thư ủy nhiệm ngoại giao, các hồ sơ khen thưởng.

4 năm sau, để bảo vệ đôi mắt cho Bác Hồ, Lê Hữu Lập cùng ông Chước đã tổng hợp tin tức, lựa chọn tin, bài trên các báo,… để đọc cho Bác nghe vào đầu giờ buổi sáng và buổi tối trước khi Bác nghỉ.

Danh-tinh-nguoi-duoc-bac-ho-het-muc-tin-tuong-dich-than-nho-giu-so-tiet-kiem-trong-suot-11-nam-4

Bên cạnh đó, ông còn là người được giao đứng tên “Lê Hữu Lập” trên cuốn Sổ tiết kiệm của Bác, được gửi ở một quầy tiết kiệm trên phố Hàng Gai, Hà Nội. Theo chia sẻ của ông Lập, tiền tiết kiệm của Bác được dành dụm từ tiền lương hằng tháng còn lại sau khi trừ mọi chi tiêu, sinh hoạt và là tiền nhuận bút Bác viết bài cho Báo Nhân Dân.

Danh-tinh-nguoi-duoc-bac-ho-het-muc-tin-tuong-dich-than-nho-giu-so-tiet-kiem-trong-suot-11-nam-7

Được biết, Bác không dùng tiến tiết kiệm cho bản thân quá nhiều mà thường để mua quà tặng trong những dịp cần thiết. Ông Lập cho biết thêm: “Có lần đi công tác về, thấy bộ đội phòng không trực chiến dưới nắng chói chang của mùa hè, Bác nói tôi rút tiền trong Sổ tiết kiệm trao cho Bộ Quốc phòng làm quà, mua nước giải khát cho anh em”.