Đời sống

Vị Bộ trưởng đẩy lùi ‘giặc đói’ đầu tiên ở Việt Nam, từng được Bác Hồ ký sắc lệnh làm đặc phái viên của Chính phủ

Vị Bộ trưởng đẩy lùi ‘giặc đói’ đầu tiên ở Việt Nam, từng được Bác Hồ ký sắc lệnh làm đặc phái viên của Chính phủ

Trong 15 năm gắn bó với ngành Nông nghiệp, đồng chí Ngô Tấn Nhơn đã làm nên những thành tích vang dội và vô cùng ý nghĩa đối với nền nông nghiệp, kinh tế của Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Canh nông (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) trong Chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đó chính là đồng chí Ngô Tấn Nhơn. Cố Bộ trưởng Ngô Tấn Nhơn (15/9/1914-15/9/2014) còn là một trong những vị Bộ trưởng đầu tiên của cả hai Bộ: Canh nông và Kinh tế của Chính phủ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong những năm tháng nhiệm kỳ của mình, đồng chí Ngô Tấn Nhơn đã có đóng góp to lớn đối với nền kinh tế và nông nghiệp của nước ta.

Từ năm 1961 đến năm 1978, đồng chí Ngô Tấn Nhơn từng giữ trọng trách là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Văn giáo của Phủ Thủ tướng (nay là Văn phòng Chính phủ), Ủy viên thường vụ Đảng ủy Văn phòng Phủ Thủ tướng và là Chủ nhiệm Ủy ban Thống nhất đất nước trực thuộc Chính phủ.

Nhắc đến những thành tựu của đồng chí, một điều vô cùng quan trọng đó chính là vị cố Bộ trưởng đã đề ra chiến lược phát triển nông nghiệp giai đoạn những năm đầu của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, với phương châm: “Lấy cải tạo nông nghiệp và phát triển sản xuất nông nghiệp làm cơ sở để phát triển toàn diện nền kinh tế quốc dân”. Cho tới thời điểm hiện tại, phương châm trên vẫn còn giá trị bền vững.

Cựu Bộ trưởng Ngô Tấn Nhơn.

Thảm họa “giặc đói” hoành hành tại nước ta vào năm 1945, cố Bộ trưởng Ngô Tấn Nhơn đã đưa ra một kế hoạch sản xuất tự cấp, tự túc trong kháng chiến từ tháng 10/1946 đến tháng 3/1947. Ông được Chủ tịch Hồ Chính Minh ký sắc lệnh làm đặc phái viên của Chính phủ cùng với Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ phải lo đủ lương thực và tài chính, nhấn mạnh “Huyết mạch” này phải được nối từ Bắc chí Nam.

Bên cạnh đó, đồng chí Ngô Tấn Nhơn còn là trưởng đoàn đầu tiên đi bộ suốt 3 tháng để mở đường huyết mạch kinh tế dọc khu vực dãy Trường Sơn với mục đích đưa đồng giấy bạc Bác Hồ vào in tại Nam Bộ.

Trong thời gian chống thực dân Pháp 9 năm trời đằng đẵng, vị cố Bộ trưởng đã đi bộ 3 lần trên con đường này từ chiến khu Đồng Tháp Mười đến chiến khu Việt Bắc để họp Chính phủ. Đáng chú ý, ông đã để ra đường lối và chỉ đạo thực hiện thành công một mô hình phát triển kinh tế, mũi chủ đạo là nông nghiệp và tài chính tại căn cứ địa Đồng Tháp Mười rộng 600 nghìn ha.

Phó Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Quang Thắng và đại diện gia đình đồng chí Ngô Tấn Nhơn.

Nhằm chấm dứt nạn đói, khôi phục nền kinh tế Việt Nam, ông rất coi trọng phong trào thi đua sản xuất, tiết kiệm chi phí, phát triển mạnh mẽ kinh tế quốc doanh và hợp tác xã.

Về lĩnh vực nông nghiệp, đồng chí Ngô Tấn Nhơn còn đề ra phương châm phát triển nông nghiệp toàn diện, lấy lương thực làm trung tâm, phát triển chăn nuôi, nghề cá, nghề rừng, nghề phụ nông thôn để khắc phục tình trạng độc canh, mất cân đối giữa các ngành; đưa nông dân lao động vào con đường làm ăn tập thể. Sau khi áp dụng những chiến lược trên, nông nghiệp ở nước ta tăng trưởng rõ ràng, giảm hẳn tình trạng độc canh.

Vị cựu Bộ trưởng đã có những đóng góp lớn đối với nền nông nghiệp và kinh tế Việt Nam.

Đồng chí Ngô Tấn Nhơn được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng và nhiều phần thưởng cao quý khác. Theo trang Văn phòng Chính phủ, vào lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố Bộ trưởng Ngô Tấn Nhơn (15/9/1914-15/9/2014), đồng chí Nguyễn Quang Thắng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã thay mặt lãnh đạo đơn vị, tặng gia đình ông Ngô Tấn Nhơn cuốn Lịch sử Văn phòng Chính phủ (Giai đoạn 1945 – 2005), trong đó ghi chép lại những dấu ấn, thành tựu đặc biệt của vị cựu Bộ trưởng trong thời gian làm việc tại Văn phòng Chính phủ.

Theo Văn phòng Chính Phủ.