Đời sống

‘Đệ nhất quân cảng’ của Việt Nam: Lọt top 3 thế giới, sở hữu lợi thế các cường quốc luôn thèm muốn

‘Đệ nhất quân cảng’ của Việt Nam: Lọt top 3 thế giới, sở hữu lợi thế các cường quốc luôn thèm muốn

Thế giới coi cảng quân sự này là “đồn phòng vệ của Thái Bình Dương”. Nơi đây còn được thiên nhiên ban tặng cho cảnh sắc tuyệt đẹp.

Là người Việt Nam, gần như ai cũng từng nghe về cái tên cảng Cam Ranh. Theo các chuyên gia, có 3 cảng biển tự nhiên tốt nhất thế giới là San Francisco (Mỹ), Rio de Janéro (Brazil) và Cam Ranh ở tỉnh Khánh Hòa. Nơi đây được đánh giá là cảng nước sâu tốt nhất Đông Nam Á.

Vịnh Cam Ranh nằm ở tọa độ 11 độ kinh Đông, 12,10 độ vĩ Bắc, thuộc tỉnh Khánh Hòa. Nó có vị trí địa lý – chính trị chiến lược quan trọng trên các tuyến hàng hải quốc tế Singapore, Hồng Kông, Thượng Hải, Yokohama. Vịnh Cam Ranh được hình thành từ 2 nhánh núi bao bọc, có chiều rộng trung bình 8 – 10 km, chiều dài ăn sâu vào đất liền từ 12 – 13 km, độ sâu từ 18 – 32 m, cách đường hàng hải quốc tế khoảng 1 giờ đi tàu.

cam-ranh-1
Năm 1965, sau sự kiện vịnh Bắc Bộ, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã cho phép Mỹ sử dụng Cam Ranh (Khánh Hòa) làm căn cứ quân sự.  Ảnh: Peter A. Bird

Nói về quân cảng này, Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm từng chia sẻ với Vietnamnet: “Đối với nước ta, đã từ lâu, hiện nay và mãi mãi sau này Cam Ranh là một cảng thiên nhiên phú cho Việt Nam có đầy đủ điều kiện để làm một quân cảng tốt nhất, thực sự có ý nghĩa chiến lược nhất. Không phải tự nhiên mà các nước lớn, đặc biệt là các cường quốc đại dương luôn thèm muốn có được Cam Ranh”.

Cảng Cam Ranh nằm ở tọa độ 11 độ kinh Đông, 12,10 độ vĩ Bắc, thuộc tỉnh Khánh Hòa. Nó có vị trí địa lý – chính trị chiến lược quan trọng trên các tuyến hàng hải quốc tế Singapore, Hồng Kông, Thượng Hải, Yokohama. Có rất nhiều đảo to, nhỏ bao quanh cảng Cam Ranh, tạo nên một cảng nước sâu tránh gió tuyệt vời. Lối ra vào của cảng còn nhỏ hẹp, có các dãy núi cao khoảng 400m vây quanh. Nó như “tấm khiên” chắn bão cho nơi đây. Theo Đại tá Nguyễn Đôn Hòa, dù bên ngoài bão cấp 5, cấp 6 thì trong cảng sóng không bao giờ tới cấp 3. Ngoài ra, với địa thế cao, Cam Ranh có thể khống chế khu vực xung quanh một cách vô cùng dễ dàng.

cam-ranh-2
Trong khoảng 8 năm đóng quân ở đây, Mỹ đã chi hàng trăm triệu USD để xây dựng Cam Ranh thành căn cứ quân sự và hậu cần "bất khả xâm phạm" cho lực lượng Hải - Lục - Không quân. Căn cứ này cũng chính là bàn đạp để Mỹ đánh phá miền Bắc Việt Nam. Ảnh: Jeri Sisco

Nói về vị trí chiến lược của Cam Ranh trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm nhận định: “Nếu cộng Cam Ranh với căn cứ Subic và Clark của Philippines thì sẽ thành một thế liên hoàn xem như toàn bộ Biển Đông đều bị kiểm soát và có thể chi phối Biển Đông”.

Các chuyên gia quân sự từng cho biết, nếu một chiếc tàu ngầm diezel có vận tốc 10 hải lý/giờ xuất kích từ Cam Ranh, chỉ mất 3 tiếng đồng hồ đã có thể tiếp cận giao thông của Biển Đông. Cùng với đó, tàu ngầm dưới nước được trang bị vũ khí như hiện tại có thể vươn đến bất cứ nơi đâu của vùng Biển Đông nếu xuất phát từ Cam Ranh.

cam-ranh-3
Nơi đây có nhiều kho nhiên liệu, kho đạn, xưởng đại tu xe tăng, hệ thống radar hiện đại, hệ thống thông tin liên lạc qua Thái Lan, Philippines bằng cáp ngầm xuyên biển. Ảnh: Don Griffin

Cũng nhờ vị trí đó mà Cam Ranh luôn là căn cứ để tàu Hải quân xuất phát đi làm nhiệm vụ ở Trường Sa, bảo vệ chủ quyền nước ta trên Biển Đông, bảo vệ ngư dân đánh cá, khai thác hợp pháp trên vùng biển của Việt Nam, bảo vệ tài nguyên biển của Tổ quốc. Cam Ranh không chỉ bảo vệ biển đảo mà còn bảo vệ phía Nam và vùng Tây Nguyên nước ta.

Chẳng thế mà các sĩ quan Nga từng tâm sự với Đại tá Nguyễn Đôn Hòa rằng: “Hải quân Nga được ở đây chẳng khác gì được “chạm vào giấc mơ” mà từ thời hải quân Sa hoàng tới nay chưa thực hiện được”.

cam-ranh-9
Theo một số tài liệu, mỗi tháng trung bình có khoảng 40 chuyến tàu cập cảng Cam Ranh. Căn cứ này tiêu thụ mỗi tháng hơn 3 triệu lít xăng dầu, gần 30.000 lít sữa, 26.000 kW điện... Ảnh tư liệu

Hàng trăm năm qua, vịnh Cam Ranh luôn nằm trong tầm ngắm của hải quân các cường quốc. Họ xem nơi đây là trung tâm dịch vụ hậu cần quan trọng. Lý do bởi nơi đây có lợi thế về mặt tự nhiên, cực thuận lợi cho quốc phòng, quân sự, lại kề cận tuyến vận tải biển quốc tế trọng yếu.

Trong khi đó, phương Tây từng đánh giá Cam Ranh là “pháo đài tự nhiên lý tưởng”, “đồn phòng vệ của Thái Bình Dương”. Tạp chí Hải quân Mỹ "Proceedings" số tháng 10/1991 có viết: "Đối với hải quân Mỹ, Nga hay Trung Quốc, ai làm chủ được Cam Ranh, sẽ làm chủ được "trò chơi mèo vờn chuột" ở vùng biển Đông Nam Á và biển Đông".

cam-ranh-4
Cam Ranh  còn có kho chứa máy bay trong lòng núi, đường băng dài để phục vụ máy bay quân sự cỡ lớn như máy bay ném bom chiến lược B-52. Có những lúc, tần suất hạ cánh và cất cánh ở sân bay Cam Ranh được xếp vào hàng cao nhất thế giới. Ảnh: Dunlin

cam-ranh-5
Máy bay cường kích hạng nặng Lockheed AC-130A ở Cam Ranh tháng 3/1969. Ảnh tư liệu

Từ năm 2001, Bộ Ngoại giao Việt Nam ra tuyên bố: “Quan điểm của Việt Nam về việc sử dụng cảng Cam Ranh trong tương lai là sẽ không hợp tác với bất cứ nước nào để sử dụng Cam Ranh vào mục đích quân sự. Việt Nam sẽ khai thác có hiệu quả nhất những tiềm năng và lợi thế của Cam Ranh phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Những năm qua, cảng Cam Ranh vẫn luôn được nâng cấp về cơ sở vật chất. Càng ngày Cam Ranh càng nhộn nhịp, phát triển, cho thấy rõ sự đúng đắn trong đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước với kế hoạch đưa nơi đây thành điểm sáng về kinh tế và quân sự Việt Nam.