Công trình là biểu tượng bất hủ của TP.HCM: Tồn tại hơn trăm năm, hầu hết người Việt nào cũng biết
TP.HCM có rất nhiều di tích lịch sử, công trình nổi tiếng. Khi đến đây, du khách gần như không thể bỏ qua những địa điểm quen thuộc như Dinh Độc Lập, nhà thờ Đức Bà, chợ Bến Thành… Tuy nhiên, nếu phải chọn ra một công trình là biểu tượng của thành phố, chợ Bến Thành sẽ được nghĩ đến đầu tiên.
Từ lâu, chợ Bến Thành đã là biểu tượng không chính thức của TP.HCM, gắn liền với mảnh đất này trong tâm thức người dân. Nó quen thuộc đến mức chỉ cần nhìn thấy hình ảnh đồng hồ ở cửa nam chợ Bến Thành là người ta sẽ nghĩ ngay đến thành phố mang tên Bác. Những áp phích, băng rôn quảng cáo liên quan đến TP.HCM đều gắn với hình ảnh này.
Người dân sống ở TP.HCM lâu năm cho biết, chợ Bến Thành có từ trước cả khi quân Pháp đến chiếm Gia Định. Nó được khởi công xây từ năm 1912. Mới đầu chợ nằm bên bờ sông Bến Nghé, cạnh bến sông gần thành Gia Định. Nơi đây chuyên để khách vãng lai, quân nhân vào thành nên mới gọi là Bến Thành. Thế rồi cái tên đó gắn liền với khu chợ đến tận bây giờ.
Chợ Bến Thành được xây từ bê tông cốt thép cho hệ khung mái, có tường gạch bao quanh. Trước đây mái chợ lợp ngói, giờ chuyển sang lợp tôn. Đặc biệt, ở khu chợ này có những sạp hàng lâu đời, tuổi của nó ngang với tuổi của khu chợ.
Chợ Bến Thành không chỉ có ý nghĩa về kinh tế, là nơi giao thương mua bán của người dân suốt hơn 100 năm qua mà còn là một nhân chứng lịch sử. Bến Thành trở thành địa danh nổi tiếng bậc nhất TP.HCM, chứng minh cho sự phát triển của thành phố này.
Du khách khi đến TP.HCM không thể không ghé chợ Bến Thành. Bên cạnh mua quà, họ còn có thể check in ở địa danh này. Nhiều người đánh giá, chợ Bến Thành là nơi giao thoa của một Sài Gòn xưa và nay. Trong khi đó, dân bản địa thì tiết lộ, phần hồn của chợ Bến Thành nằm phía trong nhà lồng, nơi mà đời sống đô thị diễn ra sinh động nhất. Đến đây, trải nghiệm không khí đó, bạn sẽ nhận ra lý do chợ truyền thống đã, đang và sẽ tồn tại mãi với thời gian.
Tiết lộ công trình được chọn là biểu tượng Hà Nội, đa số đều đoán sai, dân gốc Thủ đô chưa chắc biết
Hà Nội có nhiều công trình lịch sử, có ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Thế nhưng đâu là công trình được công nhận là biểu tượng của Thủ đô?