Phát hiện sinh vật bí ẩn trong lăng mộ hoàng đế nhà Hán: Cực quý hiếm, cả thế giới đang cùng bảo vệ
Bên ngoài khu lăng mộ Hán Văn Đế Bá Lăng ở Giang Thôn, ngoại ô phía đông Tây An, Trung Quốc, vào năm 2017, giới khảo cổ học đã phát hiện bộ hài cốt của một loài động vật. Họ thấy một số răng và hộp sọ có hình thù khá kỳ lạ. Dựa trên những đặc điểm khác biệt, người ta xác định loài này chính là heo vòi.
Phát hiện năm đó gây chấn động giới khoa học. Bởi trước đó Trung Quốc cho rằng nước mình không hề có heo vòi. Nhiều giả thuyết đặt ra rằng heo vòi chính là gấu trúc khổng lồ thời cổ đại. Thậm chí có nguồn còn miêu tả nó như con gấu nhưng màu đen và vàng, nguồn gốc từ Tứ Xuyên. Chính vì thế mà sau lần khai quật khu lăng mộ hoàng đế nhà Hán, Trung Quốc đã phải xác định lại, heo vòi là có thật và chẳng liên quan gì đến gấu trúc khổng lồ hay gấu.
Trái đất có 5 loài heo vòi, đó là heo vòi châu Á (heo mòi Mã Lai), heo vòi Nam Mỹ, heo vòi Trung Mỹ, heo vòi núi và heo vòi Kabomani (giống này mới được phát hiện năm 2013 nhưng chưa được công nhận chính thức). Giống heo vòi xuất hiện ở Trung Quốc là heo vòi châu Á.
Trong lịch sử, heo vòi vì biến đổi khí hậu và các hoạt động của con người nên đã biến mất từ thời nhà Tống. Trong truyền thuyết Trung Quốc, loài này là thú ăn mộng, có thể ăn ác mộng của loài người. Vì thế mà heo vòi được chôn cùng các khu lăng mộ để làm thú trấn mộ.
Tuy nhiên, giới khoa học thì chỉ cho rằng heo vòi là loài có hình dạng kỳ lạ. Cơ thể của chúng giống heo, tròn và mập, da dày, nhưng tai chúng lại giống ngựa, chân sau giống tê giác, mũi giống voi. Lông heo vòi giống màu của gấu trúc khổng lồ, nửa thân trước, tứ chi và đuôi có màu đen nhưng nửa thân sau lại màu trắng. Màu vàng đen được nhắc đến có thể chỉ là do chúng lăn lộn trong bùn nên đổi màu lông mà thôi.
Ngày nay heo vòi vẫn còn tồn tại nhưng số lượng rất ít. Chúng là loài động vật được xếp hạng nguy cấp trong Sách Đỏ, cần được bảo vệ đặc biệt. Ở Việt Nam, có người từng khẳng định đã gặp heo vòi nhưng hiện chưa thể xác định được.
Mở mộ con gái Chu Nguyên Chương, ‘trụy tim’ phát hiện người sống trên quan tài, danh tính thế nào?
Cô công chúa nhà Minh, được hoàng đế Chu Nguyên Chương hết mực yêu thương, xây lăng rất đẹp. Nhưng điều gây sốc là khi mở ngôi mộ này ra, các chuyên gia lại phát hiện có người sống ở đây.