Đời sống

Vị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng duy nhất không là Đảng viên, không làm tướng vẫn được Bác mời nhận chức

Vị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng duy nhất không là Đảng viên, không làm tướng vẫn được Bác mời nhận chức

Dù không phải Đảng viên, không phải tướng quân đội nhưng người này từng được giao trọng trách làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Ngoài ra, ông còn là người đứng đầu của nhiều bộ quan trọng khác.

Nếu phải kể ra tên của người từng đảm nhận nhiều chức bộ trưởng nhất ở Việt Nam, chắc chắn ông Phan Anh (1912 – 1990) sẽ là cái tên đầu tiên được nhắc đến. Sinh thời, vị luật sư này đã từng làm Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Bộ trưởng Bộ Ngoại thương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Ông Phan Anh quê ở huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Ông mồ côi mẹ từ nhỏ, nhưng được cha dạy dỗ cẩn thận và sớm bộc lộ sự thông minh, giỏi giang hơn người. Năm 1926, Phan Anh giành được học bổng nội trú của trường Bưởi, Hà Nội. Cũng trong thời gian học ở đây, ông đọc được cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp” của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

luat-su-phan-anh-2
Bộ trưởng Phan Anh (1912 - 1990). Ảnh tư liệu

Sau khi đỗ ba bằng tú tài, vào học khoa Luật trường Đại học Đông Dương, ông Phan Anh tham gia Đảng Xã hội Pháp, làm Chủ tịch Tổng hội sinh viên Đông Dương. Tốt nghiệp xong ông lại sang Pháp du học rồi về mới về nước làm nghề luật sư.

Thời điểm đó, vị luật sư yêu nước này thường xuyên có mặt để bào chữa cho các chiến sĩ cách mạng, người yêu nước, người chống áp bức, bị thực dân Pháp bắt và kết án. Ông còn là một trong những cây bút chủ lực của báo Thanh Nghị.

luat-su-phan-anh-4
Luật sư Phan Anh là niềm tự hào của trí thức Việt Nam thời bấy giờ. Ảnh tư liệu

Với uy tín, học thức cao, luật sư Phan Anh nhanh chóng lọt vào mắt xanh của Trần Trọng Kim. Ông được mời vào Huế làm Bộ trưởng Bộ Thanh niên. Đến khi Nhật Hoàng đầu hàng phe Đồng Minh, ông Phan Anh về Hà Nội và có mặt trong buổi Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ các nhân sĩ trí thức ở Bắc Bộ phủ. Tháng 9/1945, vị luật sư được Bác giao nhiệm vụ làm Chủ tịch Hội đồng Kiến thiết Quốc gia.

Ngày 6/1/1946 bầu cử Quốc hội, trước Phiên họp thứ nhất Quốc hội khoá I, Bác Hồ mời Luật sư Phan Anh đến Bắc Bộ phủ, Bác nói: “Chúng ta cần thành lập Chính phủ Liên hiệp nhằm đoàn kết nhân dân, thống nhất hành động. Bộ Nội vụ và Bộ Quốc phòng cần trao cho những người giữ vị trí trung lập. Bác đề cử chú nhận nhiệm vụ quan trọng này”.

luat-su-phan-anh-1-min
Hồ Chủ tịch và một số Bộ trưởng, nhân sĩ, trí thức tại Việt Bắc năm 1951 (Luật sư Phan Anh đứng thứ năm từ trái sang). Ảnh tư liệu

2 tháng sau, luật sư Phan Anh được mời giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Cho đến khi bàn giao chức vụ này lại cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào tháng 10/1946, ông đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Cho đến nay, luật sư Phan Anh cũng là người duy nhất không làm tướng nhưng vẫn giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Đến năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại công bố Quyết định bổ nhiệm luật sư Phan Anh làm Bộ trưởng Bộ Kinh tế thay cho ông Phạm Văn Đồng. Từ năm 1954 trở đi, ông liên tục giữ các chức vụ như Bộ trưởng Bộ Kinh tế (từ tháng 5/1951 đổi tên là Bộ Công Thương), Bộ trưởng Bộ Thương nghiệp (từ tháng 9/1955-4/1958), Bộ trưởng Bộ Ngoại thương (từ tháng 4/1958-1976).

luat-su-phan-anh-5
Ảnh tư liệu

Sự uyên bác của luật sư Phan Anh góp công lớn trong việc xây dựng nên Hiến pháp 1946, Tổng thuyết trình viên trong Hội nghị Fontainebloo đàm phán với Chính phủ Pháp, xây dựng Tạm ước 14/9 giữa Việt Nam và Pháp, dự Hội nghị Geneve bàn về đình chiến ở Đông Dương.

Sau này, chính luật sư Phan Anh và luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã sáng lập ra Hội Luật gia Việt Nam. Ông có đóng góp không nhỏ trong phong trào đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới và xây dựng thế giới hòa bình đối thoại và hợp tác.

luat-su-phan-anh-3-min
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng (phải) và Bộ trưởng Bộ Công Thương, Luật sư Phan Anh trong thời gian dự Hội nghị Giơnevơ (1954). Ảnh: BTLSVN

Ông là người giữ chức Bộ trưởng của nhiều Bộ nhất Việt Nam, tuy không làm tướng quân đội vẫn là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Luật sư Phan Anh tuy không phải Đảng viên ĐCS Việt Nam, nhưng đã sống và cống hiến như một người cộng sản.