Đời sống

Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên của Việt Nam: Được người Pháp làm phim, do Bác Hồ ‘chọn mặt gửi vàng'

Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên của Việt Nam: Được người Pháp làm phim, do Bác Hồ ‘chọn mặt gửi vàng'

Sinh thời, vị tướng này được xem là anh cả của lực lượng du kích Việt Nam. Ông được mệnh danh “Hùm xám Bắc Sơn”. Đặc biệt, vị tướng này rất gần gũi với Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Trong Lễ phong quân hàm cấp tướng đầu tiên của QĐND Việt Nam năm 1948, có một người đàn ông được mệnh danh là anh cả của lực lượng du kích quân Việt Nam, mang biệt danh đầy kiêu hùng “Hùm xám Bắc Sơn”. Ông là Chu Văn Tấn (1910 – 1984). Tại buổi lễ năm đó, ông được phong hàm thiếu tướng.

Tướng Chu Văn Tấn là người dân tộc Nùng, lớn lên trong một gia đình thổ hào địa phương, được ăn học từ nhỏ. Ông có học vấn, lại có tinh thần tự trị nên thường xuyên đứng ra đấu tranh bảo vệ người dân. Sau khi liên lạc được với Cộng sản, chàng trai Chu Văn Tấn bắt đầu hoạt động cách mạng sôi nổi và cống hiến hết sức mình.

cac-vi-tuong-duoc-bac-ho-phong-5
Tướng Chu Văn Tấn. Ảnh tư liệu

Nói đến tướng Chu Văn Tấn, không thể không kể đến việc ông từng được thăng quân hàm vượt cấp từ thiếu tướng lên thượng tướng vào năm 1959. Đặc biệt, trước đó, vào tháng 8/1945, tướng Tấn được cử làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, là người đầu tiên giữ chức vụ này của nước ta.

Vị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên của Việt Nam từng có khoảng 30 năm gắn bó gần gũi với Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông được Bác Hồ, Trung ương Đảng “chọn mặt gửi vàng” khi giao nhiệm vụ chăm lo cho đồng bào Việt Bắc tiến kịp miền xuôi ở thời điểm Khu tự trị Việt Bắc được thành lập (năm 1956).

tuong-chu-van-tan-2
Thiếu tướng Chu Văn Tấn, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Chiến khu Việt Bắc (2.1951) - Ảnh: Chu Vân Anh

Đích thân vị tướng này đã lặn lội đường xa hiểm trợ, đến tận nơi nắm bắt nguyện vọng của đồng bào dân tộc, mở trường, mở đường, tìm cách làm nhiều sản phẩm để nâng cao đời sống người dân. Với đồng bào các dân tộc Khu tự trị Việt Bắc khi đó, tướng Chu Văn Tấn là hình mẫu lý tưởng, người có tầm ảnh hưởng rất lớn với họ.

tuong-chu-van-tan-1
Tướng Chu Văn Tấn với đồng bào. Ảnh tư liệu

Tướng Chu Văn Tấn còn gắn liền với biệt danh “Hùm xám Bắc Sơn”, người từng là “nỗi khiếp sợ” với quân Pháp trong chiến tranh. Năm 1967 – 1968, đạo diễn người Pháp - Gérald Guillaume đã sang Việt Nam để làm phim tài liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Xong việc, ông lại đề xuất được dựng thêm một bộ phim về vị lãnh đạo khác. Bác Hồ đã tiếp lời: “Đồng chí Vũ Kỳ sẽ lo thủ tục đưa đoàn lên Việt Bắc, làm phim về “Hùm xám Bắc Sơn”!”.

tuong-chu-van-tan-3
Thượng tướng Chu Văn Tấn. Ảnh tư liệu

tuong-chu-van-tan-5
Tướng Chu Văn Tấn (người cầm ống nhòm). Ảnh tư liệu

Sau khi tiếp xúc với vị tướng này, đạo diễn Gérald Guillaume đã phải thốt lên: “Ông Chu Văn Tấn là một con người vĩ đại theo đúng nghĩa của từ này!”. Thế rồi bộ phim “Hùm xám Bắc Sơn” ra đời, được công chiếu rộng rãi tại các trường quân sự, trung tâm huấn luyện quân sự của Pháp.