Loại gỗ hóa ngọc siêu quý hiếm của Việt Nam: Tuổi thọ hàng trăm triệu năm, giá hơn 600 tỷ đồng
Nhiều nơi trên thế giới có loại gỗ hóa thạch này. Đặc biệt, theo ghi nhận tại một số tỉnh ở Việt Nam như Tây Nguyên, Lạng Sơn cũng có.
Gỗ quý hiếm đã không còn xa lạ gì, nhưng gỗ hóa thạch (gỗ hóa ngọc) thì không phải ai cũng biết. Loại gỗ đặc biệt này có nguồn gốc từ 100 đến 250 triệu năm về trước, xuất hiện từ thời Triassic và Jurassic. Nó được tạo tra từ rừng cây nguyên sinh.
Những ngọn núi lửa sau khi phun trào sẽ gây ảnh hưởng đến các loại cây nguyên sinh, khiến chúng bị chôn vui trong dung nham. Sau những tác động mạnh mẽ của áp suất và nhiệt độ lớn, những cây nguyên sinh đó bắt đầu biến thành than đá. Được dung dịch silic (SiO2) thấm dần vào, thân cây bắt đầu cứng lại. Quá trình đó diễn ra trong hàng triệu năm, tạo nên gỗ hóa thạch.
Loại gỗ hóa thạch này mang tính chất của ngọc nên còn được gọi là gỗ hóa ngọc. Nó vô cùng cứng, có thể gần bằng độ cứng của kim cương. Khi các nhà khoa học tìm hiểu về gỗ hóa thạch đã rất bất ngờ về đặc tính “có 1 không 2” này của nó.
Gỗ hóa thạch có màu sắc đa dạng, từ cam, đỏ, đen, xám đến cả màu ngọc bích đẹp mắt. Gỗ hóa thạch màu ngọc bích cũng là loại quý hiếm nhất. Loại gỗ hóa thạch được người xưa dùng làm trang sức, đồ dùng, bàn ghế. Vì cứng cáp, chắc chắn nên nó rất bền. Bằng chứng là nhiều di chỉ khảo cổ có sự xuất hiện của loại gỗ đặc biệt này.
Nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Indonesia, Australia có sự xuất hiện của gỗ hóa thạch. Đặc biệt, theo ghi nhận ở Việt Nam, cụ thể là Tây Nguyên, Lạng Sơn cũng tìm thấy gỗ hóa thạch. VnExpress cho biết, tại 1 công viên ở xã An Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai có trưng bày khúc gỗ hóa thạch nặng khoảng 8 tấn. Nhiều nguồn tin khẳng định đây chính là khúc gỗ hóa thạch lớn nhất được tìm thấy ở nước ta. Nhưng lại có thông tin cho rằng khúc gỗ hóa thạch lớn nhất được tìm thấy tại Việt Nam nằm ở Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam (số 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội).
Giới chuyên gia tiết lộ, kích cỡ của các khối gỗ hóa thạch không giống nhau. Tuy nhiên, giá chung của chúng lên đến vài trăm triệu đồng/khối. Một nông dân tại Bibinsan, thị trấn Magway, tỉnh Magway, Myanmar từng đào được khúc gỗ hóa ngọc dài khoảng 30,5m, chu vi 6m. Khi mời chuyên gia đến thẩm định, họ khẳng định khúc gỗ này giá hơn 600 tỷ đồng.