Đời sống

Nhà quân sự đầu tiên của Việt Nam được UNESCO vinh danh là danh nhân văn hóa thế giới

Nhà quân sự đầu tiên của Việt Nam được UNESCO vinh danh là danh nhân văn hóa thế giới

Tính tới nay tổ chức UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc) đã công nhận 6 nhân tài đất Việt là danh nhân văn hóa thế giới. Theo đó, 6 nhân vật Việt Nam được vinh danh là danh nhân văn hóa thế giới lần lượt là Nguyễn Trãi (vinh danh vào năm 1980), Hồ Chí Minh (vinh danh vào năm 1990), Nguyễn Du (vinh danh vào năm 2015), Chu Văn An (2019), Hồ Xuân HươngNguyễn Đình Chiểu (2021).

Như vậy, Nguyễn Trãi chính là nhân tài đất Việt đầu tiên được  tổ chức UNESCO vinh danh là danh nhân văn hóa thế giới. Cụ thể, nhân kỷ niệm 600 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi, năm 1980, UNESCO chính thức công nhận ông là Danh nhân văn hóa thế giới, nhà quân sự lỗi lạc, nhà chính trị thiên tài. 

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã tổ chức kỷ niệm 514 năm, 520 năm, 525 năm ngày mất của Nguyễn Trãi đồng thời phát hành bộ tem vào kỷ niệm 600 năm ngày sinh của ông. Nguyễn Trãi cũng là 1 trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.

Nguyễn Trãi (1380 - 1442) có hiệu là Ức Trai, có cha là Nguyễn Ứng Long (Nguyễn Phi Khanh) là 1 nho sĩ, mẹ là Trần Thị Thái (con gái thứ ba của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán). Ông thi đỗ Thái học sinh (Tiến Sĩ) vào năm 1400 và từng làm quan dưới triều Hồ. Đến khi nhà Minh cai trị nước ta, Nguyễn Trãi đã tham gia vào khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo với vai trò là mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn cũng như soạn thảo các văn thư ngoại giao. 

Nguyễn Trãi dâng lên Lê Lợi Bình Ngô sách tại căn cứ khởi nghĩa Lam Sơn.

Nguyễn Trãi có những đóng góp vô cùng lớn lao trong lịch sử của dân tộc Việt Nam. Là 1 vị anh hùng đầy khí phách, đầy tinh hoa của dân tộc, Nguyễn Trãi có tấm lòng vì nước thương dân đầy tha thiết, cùng sự nghiệp đánh giặc cứu nước vẻ vang, oai hùng. Tất cả tài năng, trí tuệ và cả tâm hồn của ông đã cống hiện cho dân tộc trong phong trào khởi nghĩa Lam Sơn. 

Những đóng góp của Nguyễn Trãi trong thời đại của ông cũng như cho lịch sử quốc gia cũng như nhân loại được thể hiện ở nhiều góc độ.

Theo đó, Nguyễn Trãi là 1 nhà tư tưởng lớn của Việt Nam, tư tưởng của ông là kết quả của nền văn hóa nước ta thời Hậu Lê - thời điểm mà xã hội Việt Nam đang trên đà phát triển, đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Tư tưởng của ông là sự hòa quyện có chắt lọc giữa Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo ( Nho giáo đóng vai trò chủ yếu) đồng thời có sự kết hợp với hoàn cảnh thực tiễn nước ta lúc bấy giờ. Tư tưởng nổi bật của ông là tư tưởng anh hùng, yêu nước, thương dân.

Theo BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUỐC GIA, Nguyễn Trãi có nhiều đóng góp cho văn hóa Việt Nam từ lĩnh vực Thơ - Văn, lịch sử cho tới địa lý: 

Trong lĩnh vực Thơ - Văn, Nguyễn Trãi đã để lại rất nhiều trước tác văn chương, cả bằng chữ Hán và chữ Nôm, rất phong phú về thể loại, bao gồm các lĩnh vực văn học, lịch sử, địa lý, luật pháp, lễ nghi... song đa phần đã bị thất lạc trong vụ án Lệ Chi Viên, những tác phẩm còn lại đến nay của ông, phần lớn được sưu tầm và tập hợp trong bộ Ức Trai thi tập của Dương Bá Cung, khắc in vào năm 1868 đời nhà Nguyễn.

Về văn chính luận gồm có những tác phẩm tiêu biểu như: Quân trung từ mệnh tập là tập sách gồm những văn thư do Nguyễn Trãi thay mặt Lê Thái Tổ gửi cho các tướng tá nhà Minh trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, từ năm 1423 đến năm 1427; Bình ngô đại cáo; Bài phú Chí Linh sơn và các chiếu biểu khác. Những tác phẩm của ông được đánh giá là có cách lập luận sắc sảo, khúc triết, thấu tình đạt lý, có nhu có cương của một nghệ thuật viết chính luận bậc thầy.

Nguyên văn (Hán Văn) “Bình Ngô Đại Cáo”.

Về lịch sử: Lam Sơn thực lục là quyển lịch sử ký sự ghi chép về công cuộc 10 năm khởi nghĩa Lam Sơn, do vua Lê Thái Tổ sai soạn vào năm 1432. Vấn đề tác giả của trước tác này vẫn còn chưa rõ ràng, dù cho đến nay nhiều người khẳng định rằng Lam Sơn thực lục là tác phẩm do Nguyễn Trãi biên soạn nhưng điều đó vẫn chỉ mang tính phỏng đoán;Vĩnh lăng thần đạo là bài văn bia do ông viết ở Vĩnh Lăng - lăng của vua Lê Thái Tổ, kể lại thân thế và sự nghiệp của vua Lê Thái Tổ.

Về địa lý: Dư địa chí của Nguyễn Trãi là bộ sách về địa lý học cổ nhất còn lại của Việt Nam trong đó ghi chép lại những sản vật và con người nước ta thế kỷ XV

Về thơ phú: Ức trai thi tập là tập thơ bằng chữ Hán của Nguyễn Trãi, gồm 105 bài thơ, trong đó có bài Côn Sơn ca nổi tiếng; Quốc âm thi tập là tập thơ bằng chữ Nôm của Nguyễn Trãi, gồm 254 bài thơ, chia làm 4 mục: Vô đề (192 bài), Thời lệnh môn (21 bài), Hoa mộc môn (34 bài), Cầm thú môn (7 bài). Đây là tập thơ nôm xưa nhất của Việt Nam còn lại đến nay. Bằng tập thơ này, Nguyễn Trãi là người đặt nền móng cho văn học chữ Nôm của Việt Nam; Chí Linh sơn phú là bài phú bằng chữ Hán, kể lại sự kiện nghĩa quân Lam Sơn rút lên núi Chí Linh lần thứ ba vào năm 1422; Băng Hồ di sự lục là thiên tản văn bằng chữ Hán do Nguyễn Trãi làm vào năm 1428, kể về cuộc đời Trần Nguyên Đán.”

 

Thầy giáo Việt Nam được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới: Được mời dạy học cho Vua

Chỉ duy nhất 1 nhân vật làm nghề giáo được mệnh danh là ‘Người thầy của mọi thời đại, nhà giáo lỗi lạc’ trong danh sách 6 danh nhân Việt Nam được UNESCO vinh danh là danh nhân văn hóa thế giới.