Đời sống

Loạt nhân vật lịch sử, danh nhân văn hóa là người Bình Định: Từ Quang Trung đến Xuân Diệu đều ở đây!

Loạt nhân vật lịch sử, danh nhân văn hóa là người Bình Định: Từ Quang Trung đến Xuân Diệu đều ở đây!

Quang Trung - Nguyễn Huệ 

Nhắc đến đất võ, Bình Định là cái nôi của phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn cùng người anh hùng áo vải - anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ.

Theo như các tài liệu sử sách của Việt Nam như Đại Nam thực lục và Việt Nam sử lược đã ghi lại thì vua Quang Trung (hay còn được biết đến với tên gọi là Nguyễn huệ) là con trai của ông Hồ Phi Phúc, quê ở thôn Tây Sơn, huyện Phù Lỳ thuộc phủ Quy Nhơn trước đây (nay thuộc tỉnh Bình Định). 

Năm 1773, Nguyễn Huệ cùng Nguyễn Nhạc dựng cờ khởi nghĩa.

Năm 1786, Nguyễn Huệ chỉ huy đội quân chấm dứt tình trạng phân liệt Đàng Trong - Đàng ngoài, đặt cơ sở khôi phục thống nhất quốc gia

Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung năm thứ nhất. 

Năm 1789, Vua Quang Trung chỉ huy đại quân Tây Sơn đã mở cuộc tổng công kích vào đồn Ngọc Hồi - Đống Đa và giải phóng kinh thành Thăng Long; đánh tan cuộc chiến tranh xâm lược của nhà Thanh, giữ vững nền độc lập và chủ quyền quốc gia; tạo nên chiến thắng hiển hách, vang dội trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.

Không chỉ là một trong những vị tướng lĩnh quân sự xuất sắc bách chiến bách thắng, mà còn là nhà cai trị tài giỏi vua Quang Trung sau khi thống nhất đã đưa ra nhiều chính sách cải cách kinh tế, xã hội nổi bật trong lịch sử Việt Nam. Ông là một trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.

Mai Xuân Thưởng 

Mai Xuân Thưởng (1860-1887) là một người con của thôn Phú Lạc, xã Bình Thành, huyện Tuy Viễn (nay là huyện Tây Sơn), là sĩ phu và là lãnh tụ phong trào kháng Pháp cuối thế kỷ 19. Ông sinh ra trong một gia đình quyền quý trong làng, cha là Mai Xuân Tín, từng làm Bố chính tỉnh Cao Bằng; mẹ là bà Trần Thị Dung.

Được biết, ngay từ khi còn nhỏ ông đã bộc lộ trí thông minh hơn người. Năm Đinh Sửu (1877), Mai Xuân Thưởng thi đỗ tú tài. 

Năm 1885, khi quân Pháp kéo lên đàn áp, ông trở thành một tướng lĩnh đứng dưới cờ Cần Vương do Đào Doãn Địch khởi xướng. Năm 1887, ông đã trở thành lãnh tụ phong trào và bị xử trảm tại Gò Chàm. Thời điểm hy sinh ông chỉ mới 27 tuổi. Sau khi ông mất, nhân dân đưa thi hài ông về mai táng tại quê nhà, rồi cải táng tại một ngọn đồi cao ở thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường vào năm 1962... 

Không chỉ là cái nôi của phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn, quê hương của Tây Sơn tam kiệt và các tướng lĩnh nổi tiếng, Bình Định còn là nơi sinh ra biết bao hào kiệt, danh nhân văn hóa của đất nước. 

Nhà thơ Xuân Diệu

Nhà thơ Xuân Diệu (1916 - 1985), tên đầy đủ là Ngô Xuân Diệu, quê gốc ở Can Lộc (Hà Tĩnh), sinh trưởng tại Bình Định. Ông được ca tụng là “ông hoàng thơ tình của Việt Nam”.

Sự nghiệp của nhà thơ Xuân Diệu bắt đầu từ phong trào Thơ mới qua tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió, cùng nhiều bài thơ tình, lãng mạn. Ông là thành viên của nhóm Tự Lực Văn Đoàn và cũng chính là thành viên chủ soái của phong trào "Thơ Mới". Những tác phẩm tiêu biểu của Xuân Diệu ở giai đoạn này phải kể đến là: Thơ thơ, Gửi hương cho gió, truyện ngắn Phấn thông vàng, Trường ca.

Trong đó, giới chuyên môn đánh giá hết mực khen ngợi cho hai tập "Thơ thơ" và "Gửi hương cho gió", được xem là kiệt tác của văn học.

Những đề tài trong thơ của thi sĩ Xuân Diệu xoay quanh đề tài ca ngợi quê hương đất nước, tình yêu và thiên nhiên... Thơ của ông biến hóa đa dạng về giọng điệu, có giọng trầm hùng, tráng ca, có giọng chính luận, giọng thơ tự sự trữ tình. Tiêu biểu là: Ngọn quốc kỳ, Một khối hồng, Thanh ca, Tuyển tập Xuân Diệu.

Năm 1996, với những đóng góp cho nghệ thuật nước nhà Xuân Diệu được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về văn học nghệ thuật. Ông qua đời ngày 18 tháng 12 năm 1985. Để tưởng nhớ thi sĩ, nhiều tuyến đường và trường học ở nhiều thành phố lớn của Việt Nam đều sử dụng tên ông làm tên gọi. 

Nhà thơ Hàn Mặc Tử

Hàn Mặc Tử (22/9/1912 – 11/11/1940) tại Quảng Bình nhưng chủ yếu sinh sống và làm việc tại tỉnh Bình Định. Ông là nhà thơ nổi bật của Việt Nam, là người khởi xướng nên trường thơ loạn, đi tiên phong trong dòng thơ lãng mạn hiện đại.

Sự nghiệp văn học của Hàn Mặc Tử bắt đầu từ khi ông còn rất trẻ, chỉ mới 16 tuổi. Đáng chú ý, trong cuộc đời và sự nghiệp văn học của ông, nhiều người phụ nữ đã trở thành nguồn cảm hứng cho ông. Chẳng hạn như một mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử - cô gái Huế Hoàng Cúc, đã trở thành đề tài cho nhiều bài thơ của ông như “Vịnh Hoa Cúc” và “Trồng hoa Cúc”. Cô gái Mai Đình lại được ông miêu tả trong tập thơ “Con gái quê”. Ngọc Sương là một cô gái đã yêu thầm nhà thơ và cũng là cảm hứng cho tập thơ “Thơ điên”.

Ngoài ra các tác phẩm như “Cẩm Châu Duyên” và “Quần Tiên Hội” đều được ông lấy cảm hứng từ một nữ sinh Huế tên là Thương Thương.

Tuy nhiên, cuộc đời của Hàn Mặc Tử là một nốt trầm thật buồn. Mặc dù sở hữu tài năng thiên phú về thi ca nhưng những năm 1938 – 1939, ông mắc bệnh phong, một căn bệnh nan y thời bấy giờ, và thân thể của ông trở nên khô cứng, bàn tay nhăn nheo do phải dùng lực để hoạt động. Dù cho chữa trị bằng nhiều loại thuốc của nhiều thầy lang khác nhau nhưng bệnh tình không thuyên giải trái lại phát triển nhanh chóng. 

Có lẽ chính bởi những đau khổ, nghiệt ngã trong của số phận, niềm khát khao cuộc sống, mà những tác phẩm của ông càng thêm sâu sắc, lạ lẫm, độc đáo nhưng cũng đớn đau và có phần điên loạn.     

Năm 1940, sau thời gian chống chọi với bệnh tật, nhà thơ Hàn Mặc Tử qua đời khi còn khá trẻ. Cái chết của nhà thơ Hàn Mặc Tử chính là sự mất mát lớn của nền văn học Việt Nam lúc bấy giờ, thế nhưng bằng ấy khoảng thời gian ngắn ngủi sống trên đời nhà thơ tài hoa cũng đã để lại rất nhiều những tác phẩm thơ ca bất hủ!

 

 

Tử vi năm sinh của ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Đúng cả về sự nghiệp cùng vụ ly hôn ngàn tỷ với vợ cũ

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ là một trong những người thành công đi lên lên với con số không tròn trĩnh. Vận mệnh và con đường sự nghiệp của “vua cà phê” gắn liền với năm sinh Tân Hợi - 1971.