Đời sống

Thầy giáo Việt Nam được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới: Được mời dạy học cho Vua

Đến thời điểm hiện tại,  UNESCO vinh danh 6 nhân tài đất Việt là danh nhân văn hóa thế giới bao gồm: Nguyễn Trãi (vinh danh vào năm 1980), Hồ Chí Minh (vinh danh vào năm 1990), Nguyễn Du ( vinh danh vào năm 2015), Chu Văn An (2019), Hồ Xuân Hương và Nguyễn Đình Chiểu (2021).

Trong danh sách 6 nhân vật được UNESCO vinh danh là danh nhân thế giới có sự góp mặt của anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất,  Đại thi hào dân tộc cho đến nhà thơ lớn.

Trong danh sách 6 danh nhân trên, có 1 người được mệnh danh là ‘Người thầy của mọi thời đại, nhà giáo lỗi lạc’. Đó chính là Chu Văn An (1292-1370), ông tên thật là Chu An, tự là Linh Triệt, nguyên quán ở thôn Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Đây là nhân vật được đánh giá là người thầy của mọi thời đại, nhà giáo lỗi lạc của Việt Nam khi đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp dạy học.

Đáng nói, triết lý giáo dục của Chu Văn An vô cùng nhân văn khi không phân biệt giàu nghèo, học đi đôi với việc thực hành, cũng như học suốt đời để biết, làm việc và học cống hiến cho xã hội. Tư tưởng này ở thời điểm đó là vô cùng vượt thời đại, gần gũi với mục đích giáo dục của thế giới hiện nay. Chính vì vậy mà tư tưởng của ông đã ảnh hưởng tới nhiều thế hệ người Việt Nam thậm chí là góp phần phát triển các giá trị nhân văn trong khu vực. 

Cũng chính về những giá trị vượt tầm thời đại và quốc gia này mà Chu Văn An được UNESCO vinh danh là danh nhân văn hóa thế giới!

Sinh thời ông là người chính trực, không màng danh lợi, dù đỗ Thái học sinh (tức Tiến sĩ) vào đời Trần Minh Tông (1314-1329) ông không làm quan mà về quê mở trường dạy học mang tên  Huỳnh Cung. Ông có rất nhiều môn đệ thành đạt và quan lớn như: Phạm Sư Mạnh, Lê Quát (điều đỗ Tiến sĩ và làm đến chức Hành khiển trong triều Trần). Môn đệ của Chu Văn An không chỉ được dạy chữ thành hiền mà còn được dạy về đạo đức của bậc trí nhân quân tử.

Tư cách cùng tiếng tăm uy tín của Chu Văn An lớn đến mức vua Trần Minh Tông đã cho mời ông đến Thăng Long giữ chức Tư nghiệp (tức Hiệu trưởng) tại Quốc Tử Giám để dạy học cho các Hoàng Tử (trong đó có hoàng tử Trần Hiến Tông sau nay là vua trị vì từ năm 1329 đến năm 1341).

Đáng nói, Chu Văn An vô cùng khác biệt với các văn sĩ thời bấy giờ khi ông chọn nghề giáo nhưng không sống lẩn tránh, quay lưng với thời cuộc. Chu Văn An có ý thức của một trí thức Nho giáo rất rõ ràng và chọn con đường riêng của mình là dạy học, đào tạo nhân tài cho đất nước.

Với những giá trị đó, nhân cách của nhà giáo Chu Văn An đã được lưu truyền trong sử sách Việt Nam từ đời này sang đời khác. Để tưởng nhớ đạo đức cũng như sự nghiệp của Chu Văn An, nhiều nơi trong nước đều có di tích thờ phụng ông như: đền Phượng Sơn ở Chí Linh, Hải Dương; đền Thanh Liệt; đền Huynh Cung; đền Văn Điển; đền Phượng Sơn ở Chí Linh, Hải Dương… Thậm chí, ở Hà Nội, tên của ông được đặt cho 1 đường phố và 1 trường trung học nổi tiếng là Trường phổ thông Trung học Chu Văn An.

Ngoài ra trong danh sách  6 danh nhân văn hóa thế giới của Việt Nam còn có 1 danh nhân là thầy giáo là Nguyễn Đình Chiểu.  66 năm cuộc đời của mình Nguyễn Đình Chiểu sống bằng nghề dạy học, làm thầy thuốc và sáng tác văn chương. Ông chính là tác giả của các truyện thơ nổi tiếng như: Lục Vân Tiên, Ngư Tiều y thuật vấn đáp, , Dương Từ - Hà Mậu, Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc..

 

 

Người phụ nữ Việt Nam duy nhất được UNESCO vinh danh là danh nhân văn hóa thế giới

Trong 6 danh nhân Việt Nam được UNESCO vinh danh là danh nhân văn hóa thế giới chỉ có nhân vật này là phụ nữ!