Đời sống

Điều có 1-0-2 trong triều đại nhà Thanh: Chức quan quyền lực hơn Hoàng đế, chỉ 2 người dám nhận

Điều có 1-0-2 trong triều đại nhà Thanh: Chức quan quyền lực hơn Hoàng đế, chỉ 2 người dám nhận

Trong chế độ phong kiến của Trung Quốc, Hoàng đế là người ngồi ở vị trí tối cao, nắm quyền lực tối thượng. Thế nhưng, đến triều đại cuối cùng của chế độ này thì xuất hiện một chức quan quyền lực hơn cả Hoàng đế, đó là Nhiếp chính vương. Bản thân tên gọi của chức quan này cũng đã nói lên nhiệm vụ của nó, đó chính là thay Hoàng đế giải quyết chuyện chính sự của đất nước. Nhiếp chính vương sẽ được bổ nhiệm khi quân chủ vắng mặt, bị mắc bệnh tật hoặc tuổi còn quá nhỏ nên không thể tự cai trị. Sử sách ghi lại rằng người nắm toàn quyền xử lý chính sự (không phải Hoàng đế) sẽ được gọi là Nhiếp chính hoặc Bỉnh chính.

Nhiếp chính vương được bổ nhiệm khi Hoàng đế vắng mặt, bị bệnh hoặc tuổi còn quá nhỏ

Hơn 276 năm tồn tại (1636-1912), triều đại  nhà Thanh ghi nhận có hai Nhiếp chính vương từng được bổ nhiệm: Nhiếp chính vương thứ nhất là Đa Nhĩ Cổn và Nhiếp chính vương thứ hai là Tái Phong. Đa Nhĩ Cổn xuất thân cao quý khi có cha là Thanh Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích, anh trai khác mẹ là Thái Tông Hoàng Thái Cực. Ông được đánh giá là người vừa tài giỏi lại vừa trung thành nên khi Hoàng Thái Cực đột ngột qua đời, không kịp chỉ định ai là người kế vị thì ông được nhiều người tín nhiệm muốn đưa lên ngôi Hoàng đế. Tình huống này khiến ông và Túc thân vương Hào Cách – con trai trưởng của Hoàng Thái Cực - rơi vào thế đối đầu. Để tránh nhiều kẻ nhăm nhe cướp ngôi, Đa Nhĩ Cổn trong hội nghị Ngũ đại thần đã từ chối kế vị và muốn đưa Phúc Lâm - con trai thứ 9 của Hoàng Thái Cực - lên ngôi Hoàng đế. 

Tranh vẽ Đa Nhĩ Cổn

Dù không làm vua nhưng Đa Nhĩ Cổn lại được Phúc Lâm, tức Hoàng đế Thuận Trị, phong làm Nhiếp Chính Vương, tiếp quản mọi việc trong triều. Sau đó ông còn liên tiếp được đổi vị trí từ "Thúc phụ nhiếp chính vương" lên "Hoàng thúc phụ nhiếp chính vương", cho tới "Hoàng phụ nhiếp chính vương". Nắm quyền lực cao hơn vua, Đa Nhĩ Cổn vẫn cực kì khéo léo khi vừa tôn trọng vừa nhắc nhở các đại thần tận trung với Hoàng đế. Đáng buồn là Đa Nhĩ Cổn yểu mệnh, bị bệnh rồi qua đời vào ngày 9/12 (tức 31/12/1650 dương lịch) năm Thuận Trị thứ 7 (1650) trong một chuyến đi săn, hưởng thọ 39 tuổi.

Nhiếp chính vương thứ hai trong lịch sử Thanh triều là Tái Phong, hay còn gọi là Hòa Thạc Thuần Thân vương - con trai thứ 5 của Thuần Hiền Thân vương Dịch Hoàn. Xét về xuất thân, Tái Phong không kém cạnh Đa Nhĩ Cổn khi có ông nội là hoàng đế Đạo Quang, anh trai là hoàng đế Quang Tự. Sau khi Quang Tự qua đời vào tháng 10 năm Quang Tự thứ 34 (1908), Từ Hi Thái hoàng Thái hậu hậu ban chỉ dụ lập con trưởng của Thuần Thân vương Tái Phong là Phổ Nghi làm Hoàng đế. Tuy nhiên, Phổ Nghi khi đó chưa đầy 3 tuổi nên Tái Phong được bổ nhiệm làm Nhiếp Chính vương, mệnh "Giám quốc", tiếp quản mọi chuyện lớn nhỏ trong triều đình cùng Long Dụ Thái hậu. 

Tái Phong

Trong thời kì Tái Phong nắm quyền, phe bảo thủ của quan lại người Mãn và phe cải cách của các quan lại người Hán là hai thế lực khiến ông bị giằng xé, kìm hãm kế hoạch cải cách kinh tế - chính trị được ông khởi xướng sau phong trào Nghĩa Hòa Đoàn kết thúc năm 1901, tuy nhiên ông bị giằng xế bởi phe bảo thủ của quan lại người Mãn và phe cải cách của các quan lại người Hán. Sự hình thành của một nội các mới sau khi Quân cơ xứ bị bãi bỏ đã khiến cho gia cấp tư sản và nhân dân thời đó giận dữ vì nội các mới vội vã quốc hữu hóa đường sắt, khiến nhiều thương nhân, địa chủ đầu tư vào ngành đường sắt lỗ nặng khi chỉ được bồi thường khoản tiền chỉ bằng một phần tư số vốn họ bỏ ra trước đó.

Phong trào phản Thanh gia tăng, các cuộc cách mạng liên tiếp nổ ra, Tái Phong vì quá non trẻ, thiếu kinh nghiệm và thực tài nên càng đẩy nhanh sự suy vong của nhà Thanh. Ngày 6/12/1911 (ngày 19 tháng 8 năm Tuyên Thống thứ 3), Tái Phong từ chức Giám quốc Nhiếp chính vương, trở về phủ Thuần Thân vương, Long Dụ Thái hậu trở thành người nắm quyền lực lớn nhất. Sau khi bà mất năm 1913, Tái Phong vẫn giúp Phổ Nghi quản lý "triều đình nhỏ" cho đến khi vị Hoàng đế cuối cùng này bị trục xuất khỏi Tử Cấm Thành vào năm 1924.

 

Xa hoa như Từ Hi Thái hậu: Đến chó cưng cũng được đối xử đặc biệt hơn cả người thường

Ngay cả trong cách nuôi chó, Từ Hi Thái hậu cũng cho thấy sự xa hoa và 'chịu chi' của mình.