Đời sống

Dòng họ đáng thương nhất lịch sử Trung Quốc: Từng là 'quốc họ' có 15 hoàng đế, nay lại thành họ hiếm

Trung Quốc thời phong kiến tồn tại một khái niệm gọi là "quốc họ" - họ của Hoàng đế và hoàng thất nắm quyền ở mỗi vương triều. Quốc họ thường mở rộng rất nhanh nhờ chế độ phong địa (ban đất để người trong hoàng tộc làm chủ một vùng, Hoàng đế điều khiển từ xa) cùng nhiều ưu tiên khác. Do đó, có không ít người sẵn sàng đổi họ để được hưởng những đặc quyền của "quốc họ". 

Hình tượng Tư Mã Ý trên phim truyền hình Trung Quốc

Tư Mã từng là "quốc họ" của Trung Quốc. Dòng họ này sản sinh ra 15 vị Hoàng đế, thống nhất thiên hạ trong hơn 155 năm. Thế nhưng, so với những "quốc họ" như họ Lý, họ Lưu,... thì họ Tư Mã ngày nay lại rất hiếm gặp khi còn chưa đến 30.000 người mang họ này. 

Dòng họ Tư Mã bắt đầu trở thành "quốc họ" sau khi Tư Mã Viêm thành lập nhà Tấn. Lẽ ra triều đại này có tới 16 vị Hoàng đế nhưng vì Tư Mã Luân, một trong những người tham gia "Loạn Bát vương", từng xưng đế nhưng thoái vị ngay sau đó nên chỉ tính thành 15. Sự kiện "Loạn Bát vương" - loạn do 8 vị vương họ Tư Mã thuộc hoàng tộc nhà Tây Tấn gây ra từ năm 291 tới năm 306, thời Tấn Huệ Đế - đã khiến cho nhà Tây Tấn suy yếu trầm trọng. Đây cũng là cơ hội tốt để các tộc người "Hồ" tại Trung Nguyên làm loạn, dẫn đến sự cụp đổ của nhà Tây Tấn.

Dòng họ Tư Mã là "quốc họ" yếu nhất trong lịch sử Trung Quốc

Lý do khiến "quốc họ" Tư Mã không thể bành trướng trước hết là vì sự quấy nhiễu của người "Hồ", sự ràng buộc, chèn ép của các gia tộc quyền lực khác. Sử sách còn lan truyền câu nói:  "Vương dư Mã, cộng thiên hạ", ý nói gia tộc Lang Nha Vương thị ở thời Đông Tấn đối địch với hoàng thất Tư Mã thị, đôi bên "ngang sức ngang tài" nên cùng "hưởng chung thiên hạ". 

Trước áp lực từ cả trong lẫn ngoài, "quốc họ" Tư Mã ngày càng suy yếu, thậm chí có nhiều quý tộc còn đổi sang họ khác để không bị các thế lực thù địch của gia tộc chèn ép. Thêm nữa, sự hỗn loạn giữa Nam Bắc triều đã khiến cho người thuộc gia tộc Tư Mã trở thành mục tiêu tàn sát.

 

Lý do Tôn Ngộ Không dễ dàng có được gậy Như Ý: Long Vương 'vô năng' hay còn nguyên nhân nào khác?

Vì sao Long Vương lại 'bó tay', để Tôn Ngộ Không tùy ý mang gậy Như Ý đi có lẽ là điều mà nhiều người không khỏi thắc mắc