Xuyên suốt chế độ phong kiến của Trung Quốc có tới hơn 400 vị hoàng đế cai trị. Mỗi đời hoàng đế sẽ ban hành rất nhiều thánh chỉ - một trong những vật đứng ngang hàng với ngọc tỷ, tượng trưng cho quyền lực của người cai trị, được dùng để truyền đạt mệnh lệnh. Thánh chỉ còn có thể hiểu là lệnh của vua chúa, theo cách gọi tôn kính.
Thánh chỉ được làm từ giấy hoặc lụa thượng hạng nhất, vì đại diện cho vua nên không ai dám phá hủy mà thường sẽ cất giữ vô cùng cẩn thận và trang trọng. Tuy nhiên ngày nay lại không còn nhiều thánh chỉ được lưu trữ nguyên vẹn. Nguyên nhân do đâu?
Trước hết, vì thánh chỉ làm bằng giấy và lụa nên theo thời gian nó sẽ bị mục nát, còn không thì bị chuột gặm,... Những thánh chỉ lưu lại tới ngày nay thường là từ thời nhà Thanh và Minh (hai triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc), thời gian không quá lâu nên vẫn có thể dùng các loại hợp chất và công nghệ hiện đại nhất để bảo quản.
Thứ hai, giai đoạn chuyển giao giữa chế độ phong kiến và chế độ mới là giai đoạn tương đối nhạy cảm. Chính vì vậy việc lưu trữ thánh chỉ từ những đời trước sẽ không được hoan nghênh. Do đó mà những thánh chỉ cũ hoặc bị hủy, hoặc được giấu kín. Trong những điều kiện kém lý tưởng thì thánh chỉ rất dễ bị hỏng hoặc mất tích. Ngay cả thánh chỉ từ thời nhà Thanh - triều đại gần nhất - cũng không còn nhiều chứ đừng nói đến những triều đại xa hơn.
Giả sử vẫn có những người nắm giữ thánh chỉ từ thời xa xưa thì rất khó để họ giao ra bởi nó giống như báu vật gia truyền của gia tộc, có mấy người lại muốn khoe ra? Chưa kể, trong thời kì Trung Quốc bị 8 nước liên minh xâm lược, không ít báu vật quốc gia đã bị mang ra ngoài lãnh thổ và chắc hẳn thánh chỉ cũng nằm trong số đó.
8 chữ khắc tên ngọc tỷ của Tần Thủy Hoàng, bất ngờ khi bút tích không phải do vua ngự bút
Danh tính người đã viết 8 chữ khắc lên trên ngọc tỷ của Tần Thủy Hoàng chắc hẳn khiến nhiều người không khỏi tò mò.