8 chữ khắc trên ngọc tỷ của Tần Thủy Hoàng, bất ngờ khi bút tích không phải do vua ngự bút
Tần Thủy Hoàng (259 TCN - 210 TCN) tên thật là Doanh Chính, con của Tần Trang Tương vương và Triệu Cơ. Ông đăng cơ năm 13 tuổi, trở thành vị vua thứ 36 của nước Tần. Trong khoảng thời gian trị vì, ông đã tiêu diệt 6 nước chư hầu, trở thành hoàng đế đầu tiên của đất nước Trung Quốc thống nhất, tự xưng là Thủy Hoàng đế.
Những năm đầu ngồi trên ngai vàng, một trong những mối quan tâm lớn nhất của Tần Thủy Hoàng chính là làm ngọc tỷ. Trong Sử ký của Tư Mã Thiên có ghi chép lại rằng Tần Thủy Hoàng đã có một cuộc "đại cải cách" về ngọc tỷ. Trong những đời vua trước, thường thì ấn tín của hoàng đế hay quan lại chỉ mang tính hình thức và khắc duy nhất 1 chữ "tỷ", khác biệt là ấn tín của vua làm từ ngọc hoặc vàng còn ấn tín của quan lại thì làm bằng đồng. Thế nhưng với Tần Thủy Hoàng, ấn tín chính là một trong những điều đại diện cho quyền lực tối thượng của ông nên một chữ "tỷ" là không đủ.
Sau khi chọn lựa kĩ càng, Tần vương quyết định chọn khối ngọc bích họ Hòa (Hòa thị bích) - khối ngọc được ông đánh giá là quý giá bậc nhất thiên hạ - làm ngọc tỷ. Người thợ được vua tin tưởng giao phó nhiệm vụ đúc ngọc tỷ là người thợ ngọc nổi danh thiên hạ tên Tôn Thọ. Dù chỉ là khối ngọc không quá lớn nhưng Tôn Thọ đã phải tốn nhiều tháng để khắc sao cho tỉ mỉ và hoàn hảo nhất.
Ngọc tỷ hoàn thiện của Tần Thủy Hoàng hình vuông, mỗi cạnh dài 4 tấc, được chế tác tinh xảo. Mặt dưới của ấn có khắc hình rồng uốn lượn cùng dòng chữ "thụ mệnh vu thiên, ký thọ vĩnh xương" có nghĩa là “phụng mệnh trời ban, mãi mãi trường tồn”. Tuy nhiên, bút tích 8 chữ này không phải của Thủy Hoàng đế mà là của thừa tướng Lý Tư. Đại thần này nổi danh trong thiên hạ là người học rộng tài cao, viết chữ đẹp, lại được vua trọng dụng, tin tưởng nên đã giao cho nhiệm vụ quan trọng này.
Sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời ở tuổi 49, ngọc tỷ của ông được truyền lại cho nhiều đời hoàng đế. Tuy nhiên, vì nhiều lý do như chiến tranh, loạn lạc, ngọc tỷ truyền quốc của Thủy Hoàng đến ngày nay không rõ tung tích ở đâu.
Tây Du Ký 1986: Từ câu cửa miệng thấy rõ sự khác biệt trong tính cách của Đường Tăng và Tôn Ngộ Không
Không cần theo dõi cả quá trình, chỉ cần nghe câu cửa miệng cũng thấy được sự khác biệt trong tính cách của thầy trò Đường Tăng - Tôn Ngộ Không.