Đời sống

Vì sao bạc không phản ứng với thạch tín nhưng vẫn được dùng để kiểm tra đồ ăn của hoàng đế?

Thời phong kiến, hoàng đế là người đứng đầu thiên hạ, nắm trong tay quyền lực tối cao nên sẽ bị nhiều thế lực thù địch nhòm ngó, âm mưu hãm hại. Ngoài đội quân bảo vệ tinh nhuệ, chuyện ăn uống cũng được thực hiện theo vô số quy định nghiêm ngặt, một trong số đó là thử độc trước khi ăn. 

Thái giám dùng đồ bạc để thử độc

Thời xưa, bạc là chất liệu phổ biến để kiểm tra độc tố. Các thái giám, cung nữ khi chuẩn bị đồ ăn cho hoàng đế luôn trang bị kim bạc, đũa bạc để thử độc. Nếu kim hay đũa bạc chuyển sang màu đen thì đồ ăn có độc. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu khoa học thì trong các loại độc dược thời xưa thường chứa arsenic hay asen (thạch tín) và bạc lại không phản ứng với asen (tinh khiết). Thế nhưng, điều này không có nghĩa là bạc không chuyển sang màu đen khi tiếp xúc với asen vì thực tế sự thiếu thốn về công nghệ hiện đại khiến cho asen còn lẫn các "tạp chất" khác như lưu huỳnh và sunfua. Hai chất này lại phản ứng với bạc nên dễ dàng khiến kim bạc đen khi tiếp xúc. 

Quá trình ăn uống của hoàng đế được quản lý nghiêm ngặt từ khâu nguyên liệu, nhân sự

Ngoài ra, kim bạc cũng không phải bước thử độc đồ ăn duy nhất cho hoàng đế. Việc đầu độc người đứng đầu một quốc gia khó hơn chúng ta tưởng rất nhiều. Nó được thực hiện theo một quy trình nghiêm ngặt từ khâu chọn nguyên liệu cho đến chế biến, chưa kể địa điểm ăn uống cũng được thay đổi liên tục để tránh sự phục kích của thế lực thù địch hoặc một kế hoạch tinh vi nào đó. Đặc biệt, mọi thứ sẽ được ghi chép một cách tỉ mỉ và chi tiết để đề phòng trường hợp bất trắc xảy còn có thứ để đối chứng. 

Đơn cử như vào thời nhà Thanh, vua Càn Long từng thay đổi ba địa điểm ăn uống chỉ trong hai ngày. Những vị vua trong triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc còn phải tuân theo quy tắc "ăn không quá 3 miếng", nghĩa là dù món ăn có ngon đến đâu thì hoàng đế cũng không thể ăn quá 3 miếng. Cách này là để tránh có người có ý đồ xấu phát hiện ra sở thích ăn uống của hoàng đế.

 

Thời phong kiến Trung Quốc, thánh chỉ hoàng đế đã ban được lưu trữ ra sao?

Hàng trăm đời vua ban hành vô số thánh chỉ, vậy chúng được cất giữ ra sao sau khi được ban xuống khiến nhiều người không khỏi tò mò.