Đời sống

‘Tượng đài’ khoa học - nhà Vật lý số 1 Việt Nam: Có nhiều công trình uy tín, nổi tiếng trên thế giới

‘Tượng đài’ khoa học - nhà Vật lý số 1 Việt Nam: Có nhiều công trình uy tín, nổi tiếng trên thế giới

GS, VS Nguyễn Văn Hiệu sinh ngày 21/7/1938 tại Cầu Đơ, nay thuộc phường Hà Cầu, quận Hà Đông, Hà Nội, trong một gia đình viên chức nhỏ.

Năm 1954, Thủ đô Hà Nội được giải phóng, ông cùng với gia đình trở về Hà Đông. Khi đó, do chưa có trường đào tạo về kỹ thuật nên ông vào Khoa Toán Lý Trường Đại học Sư phạm Khoa học và xin học ngành Vật lý.

Năm 1956, sinh viên Nguyễn Văn Hiệu tốt nghiệp cử nhân Vật lý loại xuất sắc, sau đó trở thành cán bộ trẻ, giảng dạy tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội).

Năm 1957, hai nhà khoa học Trung Quốc là Tsun Dao Lee và Chen Ning Yang đạt được một bước tiến dài về lý thuyết về sự không đối xứng của thế giới vi mô đem lại cho họ một giải Nobel về Vật lý. 

Chủ đề trên được tranh luận sâu rộng trong nhiều ấn phẩm khoa học của Liên Xô (cũ) vào năm 1958 và được giáo sư Tạ Quang Bửu giới thiệu bài giảng ở Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Mặc dù mới bước vào độ tuổi 20 nhưng ông đã bị cuốn hút bởi sự hấp dẫn của vấn đề khoa học mới mẻ trên. Cũng từ đây, ông tự trang bị cho mình những kiến thức toán học để đọc và hiểu sâu hơn những cuốn sách của các nhà khoa học. 

Năm 1960, ông được cử sang làm việc tại Viện Liên hiệp Nghiên cứu Hạt nhân Dubna, Liên Xô (cũ) – một trung tâm nghiên cứu vật lý nổi tiếng thế giới lúc bấy giờ. Vào thời kỳ này, vật lý năng lượng cao đang phát triển mạnh theo hướng: Vật lý neutrino và tương tác mạnh giữa các hạt.

Tháng 4/1963, sau hai năm rưỡi ở Dubna với 12 công trình nghiên cứu về vật lý neutrino được công bố, nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Hiệu đã dành ra một số tuần lễ để viết bản luận văn tiến sĩ (lúc đó gọi là phó tiến sĩ) dưới sự hướng dẫn của GS Markov. Ông đã bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ vào năm 1963.

Tuong-dai-khoa-hoc-nha-vat-ly-so-1-viet-nam-co-nhieu-cong-trinh-uy-tin-noi-tieng-tren-the-gioi

Sau 1 năm, ông hoàn thành luận án tiên sĩ (nay là luận án tiến sĩ khoa học) dưới sự dẫn dắt của GS Logunov tại Dubna. Ông bảo vệ năm luận án tiến sĩ với sự đồng ý tuyệt đối của Hội đồng xét duyệt, vào năm 1964.

Tuong-dai-khoa-hoc-nha-vat-ly-so-1-viet-nam-co-nhieu-cong-trinh-uy-tin-noi-tieng-tren-the-gioi

Năm 1968, khi mới 30 tuổi, TS Nguyễn Văn Hiệu được công nhận chức Giáo sư Vật lý lý thuyết và Vật lý toán của Viện Dubna và Đại học Lô mô nô xốp. Năm 1969, GS Nguyễn Văn Hiệu trở về Việt Nam. 

Lúc này, chính phủ đang chủ trương thành lập một số viện nghiên cứu khoa học. Ông được Thủ tướng Phạm Văn Đồng tin tưởng, trực tiếp giao nhiệm vụ làm Viện trưởng Viện Vật lý (một trong hai viện đầu tiên của Viện Khoa học Việt Nam bấy giờ) và là thành viên của Ủy ban khoa học kỹ thuật Nhà nước. Ông là một viện trưởng trẻ tuổi nhất trong lịch sử khoa học Việt Nam.

Tuong-dai-khoa-hoc-nha-vat-ly-so-1-viet-nam-co-nhieu-cong-trinh-uy-tin-noi-tieng-tren-the-gioi

Viện sỹ là nhà khoa học có uy tín lớn và nổi tiếng trong giới khoa học trong nước cũng như nước ngoài, là Viện sỹ Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, Viện sỹ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới thứ 3.

Ngoài ra, ông còn là đại biểu quốc hội khóa IV, V, VI, VII và VIII. GS.VS Nguyễn Văn Hiệu từng là Chủ nhiệm Khoa Công nghệ - ĐHQGHN và là Hiệu trưởng sáng lập Trường ĐHCN. 

Tuong-dai-khoa-hoc-nha-vat-ly-so-1-viet-nam-co-nhieu-cong-trinh-uy-tin-noi-tieng-tren-the-gioi

Ông đã được trao tặng nhiều giải thưởng về khoa học có uy tín nhất ở trong nước cũng như trên thế giới: Giải thưởng Lê nin về Khoa học và Kỹ thuật năm 1986, Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 về khoa học và kỹ thuật năm 1996 và được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương độc lập hạng nhất (năm 2009), danh hiệu Nhà giáo nhân dân (năm 2010).

Bên cạnh những công trình nổi tiếng thế giới về Vật lý hạt cơ bản, Vật lý lý thuyết chất rắn và quang tử, GS.VS. Nguyễn Văn Hiệu còn là tác giả, đồng tác giả và nhà kiến tạo nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng có tác động lớn đến sự phát triển của đất nước.

Tuong-dai-khoa-hoc-nha-vat-ly-so-1-viet-nam-co-nhieu-cong-trinh-uy-tin-noi-tieng-tren-the-gioi

Điển hình như công trình thoát lũ miền Tây tại đồng bằng sông Cửu Long, Công trình chống sốt rét bằng nguyên liệu trong nước, là một trong những người đầu tiên đặt nền móng cho ngành khoa học và công nghệ vũ trụ Việt Nam thông qua chương trình intercosmos… Ngoài ra, GS.VS. Nguyễn Văn Hiệu còn được giới vật lý châu Á bầu làm chủ tịch Trung tâm Vật lý lý thuyết châu Á - Thái Bình Dương (trụ sở tại Seoul, Hàn Quốc). 

Ngày 23/1/2022, thông tin từ ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, GS.VS Nguyễn Văn Hiệu đã qua đời do tuổi cao và mắc bệnh về phổi, thận tại bệnh viện Hữu nghị Việt Xô, hưởng thọ 84 tuổi.

 

Nhà tình báo huyền thoại của quân đội Việt Nam, từng làm cho phía đối địch phải thán phục

Cuộc đời và sự nghiệp của ông không chỉ làm cho hàng chục triệu người con đất Việt cảm phục, ngưỡng mộ, mà còn làm cho đối phương, ngay cả những chính khách cao cấp của Mỹ và ngụy cũng phải kính nể.