Đời sống

Nữ tình báo nổi tiếng Việt Nam với những chiến công lớn - người vẽ bản đồ phòng ngự Nam vĩ tuyến 17

Đinh Thị Vân (1916), tên thật Đinh Thị Mậu, sinh ra tại làng Đông An, tổng Cát Xuyên, huyện Giao Thủy, phủ Thiên Trường (nay là làng Đông An, xã Xuân Thành, huyện Xuân Trường), tỉnh Nam Định. Bố mất sớn, anh em bà được ông nội Đinh Mẫn Cấp nuôi nấng và dạy dỗ.

Bà là Đại tá, nhà tình báo nổi tiếng Việt Nam được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Sau 28 năm, bà vẫn sống mãi trong lịch sử ngành tình báo quốc phòng Việt Nam không chỉ bởi những chiến công mà còn bởi bà là người đã chịu đựng, hy sinh hạnh phúc riêng tư vì nhiệm vụ, trước mọi đòn roi tra tấn của quân thù, bà đã nêu cao khí tiết “uy vũ bất năng khuất” của người cách mạng.

Nu-tinh-bao-noi-tieng-viet-nam-voi-nhung-chien-cong-lon-nguoi-ve-ban-do-phong-ngu-nam-vi-tuyen-17
Đinh Thị Vân - Nhà tình báo nổi tiếng Việt Nam

Năm 17 tuổi, bà được 2 người anh cùng cha khác mẹ là Đinh Lai Hạp và Đinh Thúc Dự (đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương) vận động tham gia hoạt động cách mạng. Cũng từ đó, bà đảm nhận việc giao thông liên lạc, cất giữ tài liệu bí mật của Đảng, tham gia tổ chức nhóm “Ái hữu tương tế”, nuôi dưỡng, bảo vệ cán bộ cách mạng hoạt động tại địa phương.

Trong khoảng thời gian này, bà đã nên duyên vợ chồng với một người cùng quê sau một thời gian tìm hiểu. Từ đó, mọi người thường gọi bà theo tên chồng là Vân, tên đầy đủ là Đinh Thị Vân.

Tháng 8/1945, bà đảm nhận vai trò là cán bộ Việt Minh huyện Xuân Trường, tích cực vận động dân chúng tham gia tổng khởi nghĩa ở hai huyện Xuân Trường và Giao Thủy. Sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, bà tham gia công tác xây dựng chính quyền mới ở huyện Xuân Trường.

Nu-tinh-bao-noi-tieng-viet-nam-voi-nhung-chien-cong-lon-nguoi-ve-ban-do-phong-ngu-nam-vi-tuyen-17
Tình báo Đinh Thị Vấn đứng giữa

Đến ngày 30/6/1946, bà Đinh Thị Vân được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, giữ các chức vụ Huyện ủy viên huyện Xuân Trường, Ủy viên ban Thường vụ Phụ nữ cứu quốc tỉnh Nam Định, Hội trưởng Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Nam Định (1951-1953).

Tại thời điểm đó, mạng lưới tình báo do bà Đinh Thị Vân xây dựng đã cung cấp cho quân ta nhiều tin tức có giá trị góp phần vào chiến công chung của ngành tình báo. Một trong những thành tích nổi bật của bà là điều tra tỉ mỉ hệ thống phòng ngự của quân đội Sài Gòn ở Nam vĩ tuyến 17 trong giai đoạn 1959 - 1960. 

Nu-tinh-bao-noi-tieng-viet-nam-voi-nhung-chien-cong-lon-nguoi-ve-ban-do-phong-ngu-nam-vi-tuyen-17
Nữ tình báo với những chiến công lớn cho lịch sử Việt Nam

Thời điểm này, ta bắt đầu mở đường Trường Sơn vào Nam, rất cần những thông tin về sự bố phòng của quân đội Sài Gòn ở nam vĩ tuyến 17 và tìm hiểu xem đối phương đã biết những gì về việc quân ta xuất hiện ở Hạ Lào. Nhiệm vụ đó được cấp trên giao cho Đinh Thị Vân.

Ngoài ra, Nhà tình báo Việt Nam Đinh Thị Vân cùng với mạng lưới của mình còn lập nhiều chiến công tiêu biểu khác: 

- Thông tin kịp thời về việc Mỹ sẽ đổ quân vào Nam Việt Nam sau khi chiến lược chiến tranh đặc biệt thất bại.

- Biết trước được kế hoạch của cuộc hành quân Junction City (Gian-Xơn-Xi-Ty) giúp quân ta chủ động đối phó làm thất bại âm mưu của chúng. 

- Bà là người dẫn dắt nhiều thế hệ tình báo cũng như lực lượng không quân Việt Nam.

Nhờ những chiến công vang dội, bà Đinh Thị Vân được Nhà nước Việt Nam thưởng rất nhiều các danh hiệu: Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, 2 Huân chương Độc lập hạng Nhì, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huân chương Quân kỳ Quyết thắng,...

 

5 vĩ nhân tuổi Thân huyền thoại của Việt Nam: Có anh hùng dân tộc gây tiếng vang trên thế giới

Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam đã ‘sản sinh’ ra nhiều danh nhân có tài năng xuất chúng, nhận được sự ngưỡng mộ ở trong nước và thế giới. Điển hình nhất là Nguyễn Trãi – Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa nổi tiếng trong nước và thế giới.