Đời sống

7 danh nhân tuổi Tý lừng lẫy Việt Nam: Có danh tướng nổi tiếng dưới thời vua Lê Thái Tổ

7 danh nhân tuổi Tý lừng lẫy Việt Nam: Có danh tướng nổi tiếng dưới thời vua Lê Thái Tổ

1. Nguyễn Xí (Bính Tý, 1396 - 1464)

Ông là một trong những danh tướng nổi bật dưới thời vua Lê Thái Tổ. Ông gốc quê làng Thượng Phúc, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Năm 1418, Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa, anh em Nguyễn Xí có mặt từ đầu. Nguyễn Biện sớm hy sinh. Nguyễn Xí trở thành một trong những vị tướng xuất sắc nhất.

10-danh-nhan-tuoi-ty-lung-lay-viet-nam-co-chu-tich-nuoc-danh-tuong-noi-tieng-va-nguyen-tong-bi-thu

Kháng chiến thắng lợi, Nguyễn Xí được phong tước hầu thứ 5 (trên 9 bậc) của triều đình. Ngày 24/4/1428, Bình Định vương Lê Lợi lên ngôi hoàng đế với niên hiệu Thuận Thiên. 

Nguyễn Xí trở thành một trong số đệ nhất khai quốc công thần, được thăng chức Long hổ thượng tướng quân và ban quốc tính (họ vua). Năm 1433, Lê Thái tổ qua đời. Nhận di chiếu ông cùng mấy vị cận thần lập Thái tử Nguyễn Long (10 tuổi) lên ngôi (Lê Thái Tông).

Năm 1442, vua băng hà đột ngột. Lê Bang Cơ lên ngôi khi mới 2 tuổi. Nguyễn Xí được sự tín nhiệm của triều đình giữ chức Phụ chính 6 năm liền. Năm 1446, Chiêm Thành xâm lược phía Nam, ông lại thân chinh đem quân đi chống giặc. Năm 1459, Nghi Dân giết vua Lê Nhân Tông lên ngôi lấy hiệu Thiên Hưng (sử gọi là loạn Nghi Dân). 

Các sách sử Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt thông sử, Lịch triều hiến chương loại chí, Việt sử tổng vịnh, các thư tịch (gia phả) khi miêu tả lại quá trình phục hưng nhà Lê đều nhất nhất ghi công đầu cho Nguyễn Xí.

Năm 1464, Nguyễn Xí ốm nặng, Thánh Tông ra ban dụ: “Công của khanh trẫm chưa báo đền, bệnh của khanh sao đã nặng? Khanh nên lo cho ta, cơm nước cố ăn, thuốc thang cố chữa...”.

Năm 1465, ông qua đời. Vua buồn, tỏ lòng thương tiếc phong tước Nguyễn Xí là Thái Sư Cương Quốc Công, bỏ ngự triều ba ngày, cho quàn thi hài ở điện Kính Thiên, tổ chức quốc tang, các quan văn võ đại thần cùng hội tế!... Như vậy, những ưu ái đặc biệt của vua Lê Thánh Tông, xét kỹ cũng tương xứng với công lao của ông.

Lịch sử ghi nhận Nguyễn Xí là nhân vật anh hùng văn võ song toàn, yêu lẽ phải, tận tâm tận lực, hy sinh hết mình vì lý tưởng trung quân. Từ hiện tượng đặc sắc này có thể rút ra một vài ý nghĩa về mối quan hệ lịch sử và huyền thoại.

2. Phùng Khắc Khoan (Mậu Tý, 1528 - 1613) l

Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan sinh năm Mậu Tí (1528), mất năm Quý Sửu (1613), đỗ Tiến sĩ khoa thi năm Canh Thìn (1580) thời Lê - Trịnh. Cuộc đời làm quan của Phùng Khắc Khoan khá thăng trầm nhưng luôn thể hiện sự liêm chính cương trực vì nước vì dân, được các đồng liêu nể phục, các đời vua trọng dụng.

10-danh-nhan-tuoi-ty-lung-lay-viet-nam-co-chu-tich-nuoc-danh-tuong-noi-tieng-va-nguyen-tong-bi-thu

Phùng Khắc Khoan làm quan đến chức Hộ bộ thượng thư, Quốc Tử Giám tế tửu, từng làm Chánh sứ sang Bắc quốc (1597-1598). Trạng Bùng nổi tiếng với thơ văn thần thông của mình khi đi sứ. Tại kinh đô nhà Minh, khi giao thiệp với vua tôi phương Bắc, các sứ thần Nhật Bản, Triều Tiên… vô cùng kính nể tài thơ và tài biện bác của Trạng Bùng.

Phùng Khắc Khoan nổi tiếng là một lương thần, một danh nho thi sĩ, một nhà ngoại giao tài giỏi. Trước tác Phùng Khắc Khoan để lại xứng đáng tầm vóc một tác gia lớn của nền văn học sử Việt Nam. 

Tác phẩm còn lại của Phùng Khắc Khoan hiện nay tiêu biểu là bốn tập thơ chữ Hán: Ngôn chí thi tập, Huấn đồng thi tập, Đa thức tập, Mai lĩnh sứ hoa thi tập. Chỉ riêng với bốn tập thơ trên đã khẳng định và tôn vinh tầm vóc Phùng Khắc Khoan, danh nhân thi sĩ từng được nhân dân yêu mến phong tặng là Trạng Bùng.

Vang danh với tư cách danh nho thi sĩ, ông còn vang danh với tài ngoại giao khiến Bắc quốc phải vị nể, truyền tụng và tôn xưng quan Trạng. Trong các cuộc đi sứ Yên Kinh (Bắc Kinh ngày nay), Phùng Khắc Khoan, bằng tài năng và khí tiết của mình, đã làm rạng danh đất nước, sứ thần các nước như Triều Tiên, Nhật Bản… đều kính phục tài năng, khí phách của Chánh sứ họ Phùng. 

Các vị học giả lớn như Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú trong Kiến văn tiểu lục, Lịch triều hiến chương loại chí khi khảo cứu về lịch sử bang giao của nước ta đều đánh giá cao sự nghiệp ngoại giao của Trạng Bùng. Theo tương truyền, ông chính là người đem nghề dệt lụa về cho dân Phùng Xá và đem giống ngô về vùng sông Đáy, tạo nên loại nông sản mới. 

3. Hoàng Diệu (Mậu Tý, 1828 - 1882) 

Hoàng Diệu tên thật là Hoàng Kim Tích, tự Quang Viễn, hiệu Tỉnh Trai, trong một gia đình có truyền thống Nho giáo tại làng Xuân Đài (Diên Phước, Quảng Nam). Từ năm 1879 đến 1882, Hoàng Diệu làm Tổng đốc Hà Ninh, quản lý vùng trọng yếu nhất của Bắc Bộ là Hà Nội và vùng phụ cận. 

10-danh-nhan-tuoi-ty-lung-lay-viet-nam-co-chu-tich-nuoc-danh-tuong-noi-tieng-va-nguyen-tong-bi-thu

Ông đã chỉ đạo quân dân Hà Nội tử thủ chống lại quân đội Pháp, bất chấp triều đình Huế đã chấp nhận đầu hàng. Ngày 25 tháng 4 năm 1882 (tức ngày 8 tháng 3 năm Nhâm Ngọ), thành Hà Nội thất thủ, Hoàng Diệu đã tự vẫn tại Võ Miếu để không rơi vào tay giặc.

Về sự nghiệp quan trường, ông luôn được lòng người dân khi luôn xử lý mọi việc thật công minh và thanh liêm.

4. Nguyễn Trường Tộ (Mậu Tý, 1828 - 1871)

Đây được xem là chí sĩ, danh sĩ, kiến trúc sư và nhà cải cách xã hội nổi tiếng hàng đầu Việt Nam ở thế kỷ 19. Sau thời gian ở Pháp từ năm 1858 - 1861, ông lần lượt gửi lên triều đình nhiều bài điều trần giá trị, đề nghị chính quyền cải cách. 

10-danh-nhan-tuoi-ty-lung-lay-viet-nam-co-chu-tich-nuoc-danh-tuong-noi-tieng-va-nguyen-tong-bi-thu

Không chỉ thế, ông còn để lại hơn 14 bản trần tình khác về quốc kế dân sinh và khá nhiều bài thơ hay được truyền tụng.

5. Tô Hiệu (Nhâm Tý, 1912 - 1944) 

Ông là liệt sĩ cách mạng nổi tiếng của Việt Nam. Do các hoạt động chống Pháp, vào tháng 12/1939, ông bị bắt và đày lên Sơn La. Tại đây ông bị nhiều cực hình, bệnh nặng nên qua đời ngày 7/3/1944. Cây đào do ông trồng khi bị giam giữ đã trở thành biểu tượng cho tinh thần bất khuất, kiên cường của các chiến sĩ cộng sản.

10-danh-nhan-tuoi-ty-lung-lay-viet-nam-co-chu-tich-nuoc-danh-tuong-noi-tieng-va-nguyen-tong-bi-thu

6. Hàn Mặc Tử (Nhâm Tý, 1912 - 1940) 

Hàn Mặc Tử  có tên thật là Nguyễn Trọng Trí, là nhà thơ nổi tiếng Việt Nam. Từ năm 1930 - 1931, ông làm thơ và bắt đầu có tiếng, được coi là người khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam. Ông đã trải qua giai đoạn cuối đời đau đớn vì bệnh phong và mất khi mới 28 tuổi, để lại cho đời nhiều tập thơ xuất sắc.

10-danh-nhan-tuoi-ty-lung-lay-viet-nam-co-chu-tich-nuoc-danh-tuong-noi-tieng-va-nguyen-tong-bi-thu

7. Tôn Thất Tùng (Nhâm Tý, 1912 - 1982) 

10-danh-nhan-tuoi-ty-lung-lay-viet-nam-co-chu-tich-nuoc-danh-tuong-noi-tieng-va-nguyen-tong-bi-thu

Tôn Thất Tùng là bác sĩ y khoa, Anh hùng Lao động của Việt Nam. Nổi danh trong lĩnh vực nghiên cứu về gan, ông được biết đến là tác giả của "phương pháp cắt gan khô" hay còn được gọi là "phương pháp Tôn Thất Tùng". Do các cống hiến trong lĩnh vực y học, ông được Chính phủ Việt Nam tặng nhiều huân chương cao quý.

 

5 danh tướng lẫy lừng lịch sử Việt Nam, được cả thế giới ghi nhận: Có 1 vị tướng chưa từng bại trận

Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam đã ‘sản sinh’ ra nhiều vị tướng giỏi giang, nhận được sự ngưỡng mộ của cả thế giới. Điển hình nhất là Quang Trung, một vị tướng lĩnh quân sự xuất sắc, nhà cai trị tài ba, đưa ra nhiều cải cách kinh tế, xã hội nổi bật trong lịch sử Việt Nam.