Đời sống

Tiến sĩ Luật đầu tiên của Việt Nam, được đặt tên cho 1 phố ở Hà Nội và TP.HCM

Tiến sĩ Luật đầu tiên của Việt Nam, được đặt tên cho 1 phố ở Hà Nội và TP.HCM

Theo đó, nhân vật được xem là ông tổ của nghề luật sư Việt Nam chính là Phan Văn Trường.

Phan Văn Trường (1876-1933) sinh ở i xã Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội, xuất thân trong 1 gia đình có truyền thống khoa bảng. Ông vốn dĩ đã thể hiện phẩm chất thông minh, ham học hỏi từ lúc nhỏ. 

Sau khi tốt nghiệp trường thông ngôn ở Hà Nội, với khả năng  thông thạo chữ Hán, chữ Quốc ngữ và cả tiếng Pháp, Phan Văn Trường nhận vị trí thông ngôn viên tại Văn phòng Phủ Thống đốc xứ Bắc kỳ.

Sau đó, vào năm 1908 ông đã sang Pháp theo học ngành Luật tại Đại học Sorbonne, Paris. Năm 1912, ông hoạt động tại Đoàn Luật sư Paris và hành nghề ở Tòa Thượng thẩm sau khi tốt nghiệp cử nhân. Chủ nhiệm Đoàn luật sư vốn dĩ là 1 người Pháp tiến bộ đã rất tin tưởng và kính trọng tài năng cũng như phẩm chất của Phan Văn Trường.

Ông đã hoàn thành luận văn tiến sĩ luật loại xuất sắc vào năm 1918. Chính nhờ điều này mà Phan Văn Trường được ghi nhận là là tiến sĩ luật đầu tiên, ông tổ của nghề luật sư ở Việt Nam.

Trong thời gian ở Pháp, ông vừa làm giáo viên phụ giảng tiếng Việt tại trường Ngôn ngữ và Văn minh Đông phương (Ecole des Langues Orientales) và vừa đăng ký 2 ngành học khác là Luật và Văn khoa tại Đại học Sorbonne, Paris. Cũng chỉ vài năm sau đó, ông đã tốt nghiệp cử nhân hai ngành cùng lúc.

Đáng nói, khi có cơ hội gặp nhau ở pháp, Phan Chu Trinh và Phan Văn Trường đã thành lập hội Đồng bào thân ái. Đây cũng chính là hội Việt đầu tiên trên thế giới, tập hợp những người Việt Nam sinh sống học tập lao động tại Pháp. Phan Văn Trường cũng là người dịch những tư tưởng của Phan Châu Trinh ra tiếng Pháp.

Đến năm 1917, Phan Văn Trường cùng với Nguyễn Ái Quốc đã lập nên hội những người Việt Nam yêu nước. Ông cũng cùng các nhà yêu nước nổi tiếng như Nguyễn Ái Quốc, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thế Truyền viết "Bản yêu sách của nhân dân An Nam" dưới bút hiệu là Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghị Hoà Bình ở Versailles năm 1919. Người gửi bản ông bố bằng tiếng Pháp trên các báo ở Paris khiến cho Chính phủ Pháp lúc bấy giờ phải bối rối cũng chính là Phan Văn Trường. 

Ông về nước vào năm 1923 và tiếp tục tham gia vào công cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc đồng thời  mở văn phòng luật sư tại số 19 đường Mac Mahon (nay là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa) tại Sài Gòn. Bên cạnh việc hành nghề luật, ông đã tham gia diễn thuyết trước đông đảo đồng bào Sài Gòn.

Ông đã xuất bản báo Chuông rè (La Cloche Fêlee) bằng tiếng Pháp cùng với Nguyễn An Ninh với mục đích truyền bá một cách kín đáo những tư tưởng yêu nước, tiến bộ.  Theo đó, Tờ Chuông rè do Nguyễn An Ninh thành lập với số đầu tiên được ra ngày 10/12/1923 và bị đình bản ngày 14/7/1924. Báo tiếp tục xuất bạn vào ngày  26/11/1925 do Phan Văn Trường làm chủ nhiệm. Báo được đổi tên thành Nước Nam (L’Annam) vào năm 1926 và hoạt động đến ngày bị đình bản vào đầu tháng 2/1928.

Cũng chính vào năm này, toà án thực dân kết tội Phan Văn Trường "xúi kích làm phản, kêu dân Việt Nam nổi loạn để đuổi người Pháp ra khỏi xứ", xử hai năm tù giam. Dù đã chống án sang Pháp nhưng Tòa Thượng thẩm Paris vẫn xét xử y án cũ vào 1 năm rưỡi sau đó.

Ông bị giam ở Pháp đến năm 1931. Sau khi mãn hạn tù và về Sài Gòn, ông gặp lại Nguyễn An Ninh và không bỏ ý định tiếp tục cuộc đấu tranh trên mặt trận báo chí công khai.

Tuy nhiên, ông đã bị bệnh và qua đời trong 1 lần về Hà Nội thăm gia đình ( 23/4/1933).

Phan Văn Trường không chỉ có 1 cuộc đời hoạt động pháp luật và cách mạng đầy hăng hái, ông còn có những đóng góp lớn cho văn hoá khi đề xướng việc dùng chữ Quốc ngữ là văn tự cho người Việt.

Hiện tại ở Hà Nội, tại quận Cầu Giấy cũng như ở  Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh đều có con đường mang tên Phan Văn Trường.

 

Hiệu trưởng đầu tiên của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội- ĐHQGHN: Là tên của 1 phố ở Q.Thanh Xuân

Hiệu trường đầu tiên của trường Đại học tổng hợp Hà Nội nay là ĐHQGHN là 1 nhà Vật lý tài ba, nhà giáo Nhân dân nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam