Đời sống

Hiệu trưởng đầu tiên của Việt Nam là ai: Được thờ trong Văn Miếu, UNESCO vinh danh tầm cỡ thế giới

Văn Miếu - Quốc Tử Giám được xem là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Văn Miếu được xây dựng bởi vua Lý Thánh Tông vào năm 1070, cho đến năm 1076, Lý Nhân Tông đã cho lập trường Quốc Tử Giám ngay cạnh Văn Miếu. Ban đầu đây chỉ là ngôi trường dành riêng cho con vua và các quốc tử (con các bậc đại quyền quý). Đến năm 1156, Lý Anh Tông cho sửa lại Văn Miếu chỉ còn thờ Khổng Tử. 

Học trò đầu tiên của Quốc Tử Giám chính là con trai vua Thánh Tông với Nguyên phi Ỷ Lan (lúc đó mới 5 tuổi) tức Thái tử Lý Càn Đức (tức vua Lý Nhân Tông). Lý Nhân Tông cũng chính là 1 trong những nhà vua thành công nhất lịch sử Việt Nam với thời gian trị vì lên tới 55 năm (lâu nhất trong lịch sử).

Tượng thờ Chu Văn An tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám

Vậy nhân vật nào là người có đủ trình độ, tài đức và sự tín nhiệm để làm ‘hiệu trưởng’ của Quốc Tử Giám cũng như dạy học cho bậc quân vương?

Theo đó, Chu Văn An chính là nhân vật từng giữ chức hiệu trưởng của  trường Quốc Tử Giám. Ông cũng chính là nhà giáo đầu tiên giữ chức hiệu trưởng trong lịch sử nền giáo dục của Việt Nam. Chu Văn An được của là Quốc tử giám Tư nghiệp (tương đương với chức Hiệu trưởng) dưới đời Trần Minh Tông.

Chu Văn An (1292-1370) cũng chính là 1 trong  6 nhân tài đất Việt được  UNESCO vinh danh là danh nhân văn hóa thế giới. Theo đó,  Đại hội đồng UNESCO khóa 40 đã thống nhất biểu quyết “Tổ chức lễ kỷ niệm 650 năm ngày mất của Chu Văn An - Nhà sư phạm Việt Nam” vào ngày 7.11.2019, tại Paris (Pháp). Chu Văn An chính thức trở thành Danh nhân văn hóa thứ tư của Việt Nam được tổ chức UNESCO này vinh danh.

Chu Văn An được xem là người thầy của mọi thời đại, nhà giáo lỗi lạc của Việt Nam. Ông cũng là người đầu tiên phổ cập giáo dục tại Việt Nam và được suy tôn là thầy giáo vĩ đại nhất của nước ta trong thời phong kiến. 

Chu Văn An ham học và học rất giỏi từ lúc nhỏ, ông đã đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ thời Trần) nhưng không làm quan mà mở trường dạy học ở quê nhà (đây cũng là trường tư thục đầu tiên của nước ta). Ông mở trường ở làng Huy Cung và nhận bất cứ ai đến học không phân biệt giàu nghèo. Ông chia lớp theo trình độ học sinh và phân cấp tương tự như ngày nay từ tiểu học, trung học và cả đại học. Thậm chí ông Chu Văn An còn  tự soạn giáo trình và giải thích 1 cách dễ hiểu, cụ thể những nội dung của Nho học trong bộ sách Tứ thư của Chu Hy đời Tống. Cách giáo dục của ông còn khoa học đến mức sẽ tùy chỉnh theo trình độ của từng lớp học, từng người để môn đồ có thể dễ nhớ nhất và hoàn toàn có thể ứng dụng ngay trong cuộc sống hằng ngày của mình.

Năm 32 tuổi, với uy tín của mình, Chu Văn An được vua Trần Minh Tông (1314-1329) mời ông ra làm Tư nghiệp Quốc Tử Giám . Ban đầu ông dạy học cho 7 thái tử trong đó có 4 người dau này là vua nhà Trần. Không chỉ dạy những nội dung trong Tứ thư thuyết ước, Chu Văn An còn truyền đạt quan điểm giáo dục vì con người và đạo đức, phong cách của nhà nho cho học trò.

Chu Văn An qua đời vào 18.1.1370, vua Trần sau đó đã tôn vinh thầy là “Vạn thế sư biểu” (Người thầy mẫu mực của muôn đời) và đặt tượng thờ trong Văn Miếu cùng nơi thờ đức Khổng Tử. 

 

6 danh nhân Việt Nam được UNESCO vinh danh: Nguyễn Trãi là người đầu tiên; Chỉ có 1 người phụ nữ

6 nhân vật đình đám trong lịch sử Việt Nam được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới đều có nhiều đóng góp to lớn cho nước nhà.