Khám phá mới

Danh nhân văn hóa duy nhất của Việt Nam được suy tôn làm thánh của một tôn giáo chính thức

Việt Nam với hơn 4.000 năm lịch sử có vô số danh nhân văn hóa, lịch sử vang danh trong lẫn ngoài nước. Đặc biệt nhất có lẽ vẫn phải nhắc đến Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông được biết đến với nhiều tư cách, là nhà thơ, nhà văn, nhà giáo, nhà tiên tri,…

Nguyễn Bỉnh Khiêm tên khai sinh là Nguyễn Văn Đạt, sinh năm Tân Hợi, niên hiệu Hồng Đức thứ 22, dưới thời Lê Thánh Tông (1491). Sinh ra trong thời thịnh trị nhất của nhà Lê Sơ, Nguyễn Bỉnh Khiêm càng có cơ hội tỏa sáng. Hàng trăm năm đã trôi qua, vị Tuyết Giang phu tử này được đánh giá là danh nhân có ảnh hưởng  nhất nhì lịch sử, văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16.  

nguyen-binh-khiem-4

Dù tài giỏi hơn người nhưng mãi đến năm 44 tuổi Nguyễn Bỉnh Khiêm mới đi thi và đỗ luôn Trạng Nguyên. Ông được bổ nhiệm làm Đông Các Hiệu Thư, chuyên giúp triều đình soạn thảo, chỉnh sửa văn thư. Về sau ông giữ chức Tả Thị Lang bộ Hình, Tả Thị Lang bộ Lại kiêm Đông các Đại học sĩ. Về sau Nguyễn Bỉnh Khiêm được phong tước Trình Tuyền Hầu, rồi thăng lên làm Trình Quốc Công. Cũng vì chức danh đó mà dân gian vẫn gọi ông là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

nguyen-binh-khiem-3

Làm quan 8 năm, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dâng sớ kể tội 18 kẻ nịnh thần, lộng hành, hoạch sách và xin xử chém làm gương. Đáng tiếc vua lại không nghe theo. Chán nản nên Nguyễn Bỉnh Khiêm đã lui về ở ẩn tại Bạch Vân Am, lấy hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ. Từ một vị quan, Trạng Trình giờ chỉ dạy học.

Sinh thời, Nguyễn Bỉnh Khiêm từng là đồ đệ tâm đắc của Lương Đắc Bằng và được thầy truyền cho quyển “Thái Ất Thần Kinh”. Cuốn sách quý về Dịch học đã giúp ông mở mang nhiều thứ, bắt đầu biết đến tiên tri, tính toán thời cuộc. Sau này, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dự đoán đúng nhiều chuyện tương lai, đáng nói nhất là sự kiện xảy ra vào 500 năm sau:

“Cửu cửu càn khôn dĩ định

Thanh minh thời tiết hoa tàn

Trực đáo dương đầu mã vĩ

Hồ binh bát vạn nhập Tràng An”.

Lời sấm này có nghĩa là đất nước ta phải qua 81 năm (cửu cửu) mới thoát khỏi ách nô lệ (nhờ cuộc Cách mạng Tháng Tám). Sau đó phải qua 9 năm nữa mới được yên ổn. Câu “Thanh minh thời tiết hoa tàn” chính là nói đến trận Điện Biên Phủ lẫy lừng ngày 13/2/1954 đúng vào tiết thanh minh. “Thời tiết hoa tàn” tức là ở thời điểm thanh minh đó có một sự tàn lụi, thì chính là sự tàn lụi của ách cai trị của thực dân Pháp.

“Trực đáo dương đầu mã vĩ” tức là cuối năm Ngọ, đầu năm Mùi thì mới có sự thành công. Đó chính là sau chiến thắng Điện Biên Phủ tháng 3/1954, đến 10/10/1954 mới giải phóng Thủ đô và ngày 1/1/1955 Chính phủ mới về tiếp quản Thủ đô. Lời sấm “Hồ binh bát vạn nhập Tràng An” nghĩa là có lính tám Sư đoàn bộ đội Cụ Hồ tiến vào Tràng An – tên gọi cũ của Thủ đô Hà Nội.

nguyen-binh-khiem-2

487 câu sấm ký của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã “ứng nghiệm” rất nhiều lần. Trong đó không chỉ có biến thiên lịch sử Việt Nam từ thời Hồng Bàng đến nay mà còn cả của thế giới. Ông còn từng nhắc đến hai chữ Việt Nam trong câu nói nổi tiếng: “Việt Nam khởi tổ gầy nên”. Nên nhớ thời điểm ông nói câu này, nước ta vẫn tên là Đại Việt.

Nhờ sự tinh thông của mình, Nguyễn Bỉnh Khiêm được người dân Việt Nam suy tôn là nhà tiên tri số một. Còn người Trung Hoa thì khen ông là “An Nam lý số hữu Trình Tuyền”. Họ cũng rất tôn trọng, kính nể tài năng của Trạng Trình.

nguyen-binh-khiem-1

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là danh nhân văn hóa duy nhất trong lịch sử Việt Nam cho đến nay được công nhân là thánh của một tôn giáo chính thức. Ông là một trong ba vị thánh linh thiêng của Đạo Cao Đài (2 người còn lại là Victor Hugo và Tôn Trung Sơn). Nguyễn Bỉnh Khiêm được suy tôn là Thanh Sơn Đạo Sĩ (còn gọi là Thanh Sơn Chơn nhơn).

 

Danh tính người đặt tên quảng trường Ba Đình, ý nghĩa đặc biệt nhiều người Hà Nội còn không biết

Có bao giờ bạn thắc mắc ai đã đặt tên cho quảng trường Ba Đình? Liệu có phải vì nhà tù Hỏa Lò mà con phố đoạn Đường Thành rẽ ra Hàng Điếu được đặt tên là Nhà Hỏa?