Thế giới

Sự thật về Bao Công gây bất ngờ: Chỉ 2 trong tất cả các vụ án là có thật, ngoại hình khác xa lời đồn

Sự thật về Bao Công gây bất ngờ: Chỉ 2 trong tất cả các vụ án là có thật, ngoại hình khác xa lời đồn

Bao Công là nhân vật phim ảnh nổi tiếng của Trung Quốc và có thật trong lịch sử. Sách Tống sử có ghi lại rằng Bao Công tên thật là Bao Chửng (999-1062), sinh ra tại Hợp Phì, Lư Châu (nay là thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy), tự Hy Nhân, thường được biết đến với nhiều  danh xưng như Bao Thanh Thiên, Bao Thị Chế, Bao Hắc Tử, Bao học sĩ, Bao Long Đồ. Bao Công làm quan dưới thời vua Tống Nhân Tông (1022 - 1063), được mệnh danh là một trong những vị quan tài giỏi và liêm chính nhất lịch sử phong kiến Trung Hoa. 

Tranh vẽ Bao Công trong sách Tam Tài Đồ Hội (1609)

Không chỉ là người con hiếu thảo, Bao Công còn chăm chỉ, kiên trì, đỗ tiến sĩ vào năm 1927 (năm 28 tuổi). Sau đó ông được ban cho làm  Tri huyện Kiến Xương (nay thuộc tỉnh Giang Tây). Vì bố mẹ bệnh nặng, Bao Công muốn làm tròn đạo hiếu nên đã xin khoan nhậm chức để về quê phụng dưỡng phụ mẫu. Phải đến khi đấng sinh thành qua đời, tức là vào 10 năm sau, ông mới bắt đầu sự nghiệp làm quan của mình. 

Hình tượng Bao Công trên phim ảnh

Mọi người vẫn luôn được tiếp cận với hình ảnh một Bao Công có gương mặt đen đúa, hầm hố nhưng trên thực tế ông lại khá trắng trẻo và thư sinh. Nguồn gốc của gương mặt đen với vầng trăng giữa trán của ông là do tầm ảnh hưởng của các vở diễn kinh kịch, hát bội lấy cảm hứng từ cuộc đời của vị quan này. Theo đó, trong các loại hình nghệ thuật này thì mặt trắng là đại diện cho kẻ tiêu nhân; mặt đỏ đại diện cho nghĩa khí, trung nghĩa; mặt đen đại diện cho sự nghiêm túc, quân tử, chí công vô tư. Do đó, hình tượng Bao Công gắn với gương mặt đen cũng là điều dễ hiểu. 

Chỉ có 2 vụ án của Bao Công là có thật trong lịch sử

Làm quan khi ở độ tuổi gần 40 nên trên thực tế số vụ án mà Bao Công phá được không hề nhiều như trên phim ảnh. Suốt 27 năm làm quan, ông từng làm qua nhiều chức vụ như tri huyện Thiên Trường; Tri phủ Đoan Châu, Doanh Châu, Dương Châu, Lư Châu, Triệu Châu; Tri phủ Giang Ninh; Phủ doãn phủ Khai Phong; Lễ bộ Thị lang, Tam ti Hộ bộ… Có thể nói, những công việc ở các bộ Công, Hình, Binh, Lễ Bao Công đều đã từng làm qua và làm rất tốt. Tuy nhiên, trong sử sách của Trung Quốc chỉ ghi lại 2 vụ án mà Bao Công phá được, đó là vụ án chiếc lưỡi bò khi ông làm Tri phủ huyện Thiên Trường và vụ án Lãnh Thanh mạo danh Thái Tử khi là người đứng đầu Tri gián viện. 

Ngoài ra, các vụ án nổi tiếng được phim ảnh khắc họa chi tiết như "Chém Bao Miễn", "Xử án Trần Thế Mỹ", "Trảm Bàng Dục"… đều không có thật, chỉ là sản phẩm của các sân khấu nghệ thuật. Thêm nữa, dù đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng nhưng thực tế thì ông mới lên đến hàm nhị phẩm, lại không phải tướng gia nên không có quyền tiền trảm hậu tấu bằng ba khẩu Long - Hổ - Cẩu đầu đao.

 

Quy định pháp luật về việc làm lại CCCD sau khi thay đổi đặc điểm nhận dạng vì phẫu thuật thẩm mỹ

Phẫu thuật thẩm mỹ không nhiều thì ít sẽ làm thay đổi nhận dạng của một người nên không ít cá nhân không khỏi thắc mắc về việc có cần phải làm lại thẻ căn cước công dân sau khi phẫu thuật thẩm mỹ hay không.