Quy định pháp luật về việc làm lại CCCD sau khi thay đổi đặc điểm nhận dạng vì phẫu thuật thẩm mỹ
Sự phát triển của công nghệ hiện đại kéo theo sự thịnh vượng của ngành thẩm mỹ trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Ngày nay, có rất nhiều người cả phụ nữ lẫn đàn ông đều lựa chọn phẫu thuật thẩm mỹ để có được vẻ ngoài xinh đẹp, bắt mắt và hoàn hảo hơn. Tuy nhiên, xu hướng này cũng khiến cho việc nhận dạng mỗi người dựa trên giấy tờ trở nên khó khăn hơn.
Tại Việt Nam đã có quy định về việc đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho cá nhân có thay đổi về đặc điểm nhận dạng (đặc điểm cá biệt và ổn định bên ngoài của một người để phân biệt người này với người khác) tại Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014. Cụ thể như sau:
"Các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:
a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;
b) Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
c) Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhận dạng;
d) Xác định lại giới tính, quê quán;
đ) Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
e) Khi công dân có yêu cầu".
Trong khoản c có nêu rõ người có "thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhận dạng" sẽ phải đi làm lại căn cước công dân. Bởi, trước và sau khi phẫu thuật thẩm mỹ, các đặc điểm nhận dạng không còn như trước sẽ khiến những người kiểm tra giấy tờ khó lòng nhận ra chính chủ. Do đó việc đi đổi, cấp lại CCCD là quy định vô cùng hợp lý và quan trọng.
Ngoài căn cước công dân thì nhiều loại giấy tờ tuỳ thân quan trọng khác như hộ chiếu, giấy phép lái xe,... sử dụng ảnh chân dung chưa có quy định cụ thể về việc phải thay đổi hay không sau khi phẫu thuật thẩm mỹ. Tuy nhiên, chúng ta nên chủ động tự thay đổi nếu đặc điểm nhận dạng sau khi thẩm mỹ quá khác so với trước khi dao kéo.
Danh tính người đàn ông trúng giải độc đắc xổ số hơn 55.200 tỷ đồng, lớn nhất trong lịch sử thế giới
Trúng số từ năm 2022 nhưng đến năm 2023, người đàn ông may mắn nhất thế giới mới chính thức lộ diện.