Ở Việt Nam có 1 dân tộc thờ chó như thờ cúng tổ tiên: Cúng 3 ngày 3 đêm, không bao giờ ăn thịt chó
Người Dao là 1 trong số 54 dân tộc của Việt Nam. Với dân số gần 900 nghìn người vào năm 2019, người Dao có nhiềm nhóm dân tộc, sinh sống ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc, trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên và 1 số tỉnh miền Đông Nam Bộ. Các nhóm dân tộc người Dao này hiện vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc đặc biệt là tín ngưỡng thờ chó. Điều đặc biệt ở đây là người Dao quan niệm tổ tiên của họ là loài chó.
Vì vậy, theo quan niệm của người Dao, chó là một con vật linh thiêng, có khả năng bảo vệ con người khỏi tà ma, bệnh tật. Chó cũng được coi là một biểu tượng của sự trung thành, tận tụy. Chính vì vậy, người Dao thường thờ chó trong gia đình, hoặc lập đền thờ chó ở các bản làng.
Tín ngưỡng thờ chó của người Dao được thể hiện qua nhiều nghi lễ, phong tục tập quán. Theo đó, nghi lễ thờ cúng chó hay còn gọi là Lễ cúng Bàn Hồ (Bàn Vương), mang ý nghĩa cúng tổ, 1 hình thức “ma nhà” của người Dao. Theo trruyền thuyết của người Dao truyền lại, Bàn Vương vốn là Long khuyển Bàn Hồ, nhờ lập được công lớn là giết thủ lĩnh của quân xâm lược nên được hóa thành người, vua Bình Vương gả công chúa cho. Vợ chồng Bàn Hồ sinh được 12 người con (6 trai, 6 gái) đều được ông là Bình Vương ban sắc thành 12 họ là: Bàn, Lan, Mãn, Uyển, Đặng, Trần, Lương, Tống, Phượng, Đối, Lưu, Triệu. Đây là 12 họ phổ biến trong cộng đồng người Dao ngày nay.
Khi Bình Vương chết, Bàn Hồ lên làm vua, tức Bàn Vương. Ông sống giản dị, dạy dân cách trồng lúa, dệt vải... nên được yêu quý. Sau khi chết, Bàn Vương được người Dao đưa lên bàn thờ tổ tiên và làm lễ cúng.
Trước khi làm lễ cúng Bàn Vương, nếu gia đình có người gặp chuyện chẳng lành (con cái ốm đau, làm ăn thất bát…) người Dao sẽ soạn một mâm lễ “giải hạn”, cầu xin Bàn Vương phù trợ cho tai qua nạn khỏi. Trong khi cúng, gia chủ phải hứa với Bàn Vương: khi nào làm ăn khấm khá sẽ làm lễ cúng chính thức. Nghi thức này được gọi là “lễ khuất” (xin khất).
Mâm lễ cúng tổ, ngoài các đồ hương khói thông thường, nhất thiết phải có một đôi “lợn thần” và hai chĩnh “rượu thần”. Sau khi ấn định ngày, gia chủ mời 3 thầy cúng về nhà chủ trì buổi lễ. Các thầy cúng lập 2 đàn (một đàn cao hơn dành cho Bàn Vương, đàn còn lại cúng gia tiên), mỗi đàn có một con lợn (làm sạch, bỏ lòng), gạo, bạc trắng (9 đồng), một chén nước, một chai rượu (chắt từ hai vò “rượu thần”), 5 cái chén, 5 cái bát và 5 đôi đũa.
Lễ cúng Bàn Vương diễn ra trong 3 ngày 3 đêm. Thầy cúng thực hiện các nghi thức mời Bàn Vương về chứng giám lòng thành của gia chủ và “đọc lại” các sự tích của Bàn Vương, từ khi được phong “Vương” đến lúc đẻ ra 12 người con rồi tỏa đi khắp mọi nơi lập họ, khai phá đất đai. Kết thúc lễ, thầy cúng đốt tiền ma, tiễn đưa Bàn Vương về lại quê cha đất tổ.
Ngoài ra, trong các gia đình người Dao cũng thường nuôi chó trong nhà. Chó được coi là 1 thành viên của gia đình, được chăm sóc cẩn thận, chu đáo. Khi chó chết, người Dao sẽ tổ chức tang lễ long trọng và chôn cất ở 1 nơi trang trọng.
Tín ngưỡng thờ chó của người Dao là một nét văn hóa đặc sắc, thể hiện niềm tin, ước vọng của người Dao về cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tín ngưỡng này vẫn đang được bảo tồn và phát huy, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc Dao.
Hiện nay, nghi lễ cúng Bàn Vương không còn phổ biến nhiều trong đồng bào dân tộc Dao. Tuy vậy, đây vẫn được coi là nghi lễ mang đậm tính nhân văn vì hướng con người luôn nhớ đến nguồn cội và con người luôn được trấn an tinh thần bởi bên cạnh mình đã có tổ tiên là Bàn Vương linh thiêng đầy sức mạnh bảo trợ.
Tiết lộ mức lương mới của phi công hãng hàng không Quốc gia Việt Nam, con số ước mơ của nhiều người
Mức lương bổ sung mới cho phi công hãng hàng không Quốc gia Việt Nam –Vietnam Airlines đã được áp dụng từ đầu năm nay, nghe đến con số mà nhiều người không khỏi ‘choáng ngợp’.