Cây cầu 120 tuổi là chứng nhân lịch sử của Việt Nam: Từng dài thứ 2 thế giới, lớn nhất Đông Nam Á
Cầu Long Biên là một công trình kiến trúc độc đáo và ý nghĩa, không chỉ là một cây cầu bắc qua sông Hồng kết nối hai bờ của Hà Nội, mà còn là một biểu tượng văn hóa, lịch sử của Thủ đô và dân tộc Việt Nam. Hơn 120 năm qua, cầu Long Biên đã chứng kiến iết bao sự kiện quan trọng, hào hùng và bi tráng của lịch sử Việt Nam.
Cầu Long Biên hiện tại.
Cầu Long Biên được xây dựng từ năm 1898 đến năm 1902 bởi công ty Daydé & Pillé của Pháp. Ban đầu khi bắt đầu xây dựng cây cầu này cũng gặp phải nhiều trở ngại, thậm chí nhiều người còn cho rằng đây là 1 ý tưởng điên rồ. Trong khi đó, Paul Doumer – người sáng lập Liên bang Đông Dương lại cho rằng đây là 1 điều thực sự cần thiết. Bỏ ngoài tai những lời chỉ trích, bất chấp dư luận của dân di cư, giới thương nhân và khuyến cáo của các quan chức, Doumer vẫn quyết tâm xây cầu và chưa đầy 3 năm 7 tháng, cây cầu đã được hoàn thiện trong khi thời gian dự kiến là 5 năm.
Cầu Long Biên được làm với 19 nhịp, 20 trụ. Tổng chiều cao là 61m. Cầu có 2 nhịp hai đầu dài 78,70m và 9 nhịp dài 75m, xen kẽ với 8 nhịp dài 106,20m. Chi phí thực tế để xây dựng cầu Doumer là 6,2 triệu franc.
Lễ khánh thành lối lên cầu Doumer ngày 25/4/1924. Nguồn: Viện TTKHXH.
Ngày 28/2/1902, lúc 8h30, đoàn tàu rời ga Hà Nội mới, chở vua Thành Thái, Toàn quyền và Paul Beau, Đại sứ Pháp tại Bắc Kinh cùng người kế nhiệm Doumer. Cây cầu được đặt theo tên của Doumer, người khởi xướng dự án xây dựng này. Ngày 8/4/1902, đoàn tàu chính thức đầu tiên của tuyến đường sắt Hà Nội-Hải Phòng rời ga.
Ban đầu, cây cầu được thiết kế chỉ dành cho đường sắt, có hai bên vỉa hè 1,3m cho người đi bộ, xe kéo và người đi xe đạp. Do đó, ôtô phải qua sông bằng phà. Từ năm 1914, việc cải tạo cầu dành cho ôtô đã từng được tính đến. Tuy nhiên, phải sau chiến tranh thế giới thứ nhất, việc mở rộng làn đường bộ trên cầu mới được tiến hành.
Vẻ đẹp của cầu Long Biên khi hoàng hôn xuống.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cầu Long Biên là mục tiêu ném bom, phá hoại của quân thù. Cầu đã bị phá hủy nhiều lần, nhưng mỗi lần đều được sửa chữa, xây dựng lại. Hơn 120 năm trôi qua, đến nay cầu vẫn sừng sững hiên ngang như 1 chứng nhân lịch sử, là 1 biểu tượng và niềm tự hào của người dân thủ đô.
Dù đến nay, cùng với sự phát triển của đất nước, Hà Nội đã có thêm những cây cầu mới, hiện đại hơn để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Cây cầu Long Biên không còn giữ vai trò huyết mạch giao thông nhưng vẫn giữ nguyên giá trị văn hóa, kiến trúc, là một phần không thể thiếu trong lòng người dân Hà Nội và là ấn tượng sâu đậm với các du khách nước ngoài khi đặt chân tới đây.
Vị tướng từ chàng đan sọt thành mãnh tướng bách chiến bách thắng: Giáo đâm thủng đùi không kêu
Xuất thân từ nông dân, đan sọt để kiếm sống, ông trở thành 1 danh tướng thời Trần chưa bao giờ thất bại trong các trận chiến, là con rể của 1 trong những vị đại tướng tài ba nhất lịch sử phong kiến Việt Nam.