‘Cây cô đơn’ đẹp nhất ở Việt Nam: Có tuổi đời nhiều thế kỷ, thân cây rộng 5 người ôm không hết
- Những điều cấm kỵ khi đến Nhật Bản: Kỳ lạ nhất là quy định hút thuốc, người Việt Nam rất dễ vi phạm
- 4 trường hợp đưa tiền típ được chấp nhận ở Nhật Bản và những điều cấm kỵ nhiều người Việt không biết
- Bật mí triều đại tồn tại ngắn nhất lịch sử Việt Nam: Tên quốc hiệu khiến hàng triệu người hiểu nhầm
Theo đó, cây cô đơn nằm ven quốc lộ 4C đoạn qua xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Có độ cao khoảng 40m với chiều rộng lên đến 5m với cành lá sum suê, xanh tốt khiến nhiều du khách vô cùng thích thú.
Qua quan sát, có thể thấy cây cô đơn nghiêng nghiêng, hơi ngả về phía vực. Trong gốc cây xuất hiện có một hốc nhỏ được hình thành một cách tự nhiên. Nhiều người đến đây bán hàng đã sử dụng hốc này để đựng những vật dụng chưa dùng đến.
Được biết, cây cô đơn này cùng hàng chục cây thuộc rừng nghiến cổ thụ ở xã Cán Tỷ là loại nghiến đỏ, vô cùng quý hiếm với độ tuổi khoảng 250 năm. Suốt nhiều năm qua, dù sống trong điều kiện khó khăn nhưng người dân nơi đây vẫn giữ lại rừng nghiến cổ hàng trăm năm tuổi.
Trước đây, đoạn đường di chuyển qua cây cô đơn có diện tích nhỏ hẹp, xe ô tô không thể đi qua. Tuy nhiên, để thuận tiện việc phát triển du lịch, cán bộ nơi đây đã nâng cấp con đường thành một trong những tuyến đường chính di chuyển từ huyện Quản Bạ lên Đồng Văn, Mèo Vạc.
Với hình dáng và chiều cao nổi bật, cây cô đơn ngày càng thu hút sự tò mò và thích thú của người dân khắp cả nước. Vào những dịp lễ hội, mùa hoa tam giác mạch mỗi ngày có khoảng 1.000-2.000 người dừng chân chụp ảnh với cây cô nghiến cô đơn.
Đứng dưới gốc cây cô đơn 250 năm tuổi, chị Đỗ Diệp (Hà Nội) thể hiện sự phấn khích: “Tôi không ngờ ở mảnh đất Hà Giang cheo leo núi đá lại có một cái cây cao lớn và xanh tươi thế này. Tôi nghĩ cây cô đơn chính là biểu tượng cho sự mạnh mẽ, bản lĩnh, vươn lên sinh tồn của con người Hà Giang”.
4 trường hợp đưa tiền típ được chấp nhận ở Nhật Bản và những điều cấm kỵ nhiều người Việt không biết
Trái với phong tục của nhiều nước phương Tây và Việt Nam, việc đưa tiền típ ở Nhật Bản thường bị xem là hành động thô lỗ, bất lịch sự. Tuy nhiên, có 4 trường hợp dưới đây việc đưa tiền típ sẽ được mọi người chấp nhận.