Những điều cấm kỵ khi đến Nhật Bản: Kỳ lạ nhất là quy định hút thuốc, người Việt Nam rất dễ vi phạm
1. Hút thuốc ngoài trời
Đây được xem là điều bình thường ở Việt Nam nhưng lại trở thành hành động đáng lên án ở Nhật Bản. Thậm chí, khi hút thuốc ngoài trời (nhất là ban ngày) bạn còn có thể bị xử phạt hành chính 50.000 yên (khoảng 8 triệu đồng).
Vậy nên để không bị mọi người nhìn bằng ánh mặt khó chịu, bạn chỉ nên hút thuốc ở quán bar, công ty tư nhân, một số góc nhỏ (có biển cho phép) trên phố.
2. Đi thang máy về bên trái
Dù là một trong những đất nước có số dân đông nhất trên thế giới nhưng phần lớn người dân ở đây luôn sống rất văn minh và có quy tắc riêng. Điển hình là việc người đi bộ luôn đi bộ vào phía bên trái.
Ở những nơi có thang cuốn, người Nhật thường sẽ đứng ở bên phải, để dành một phần còn lại cho những người vội vã hoặc có việc gấp.
3. Tàu điện ngầm
Khi đi tàu điện ngầm ở Nhật, bạn có thể thoải mái sử dụng điện thoại, trang điểm, đung đưa theo điệu nhạc, trang điểm,… Chỉ cần không phát ra tiếng ồn làm ảnh hưởng những người xung quanh.
Tuy nhiên, có một điều bạn phải đặc biệt lưu ý là không ăn uống trên tàu. Đây được xem là một hành động kém văn hóa vì mùi thức ăn sẽ làm ảnh hưởng đến những người ngồi xung quanh.
4. Xếp hàng
Xếp hàng được xem là một nét văn hóa nổi tiếng ở Nhật. Dù ở bất cứ nơi đâu, chỉ cần có số người từ 2 trở lên, ai nấy đều đều xếp hàng một cách rất trật tự. Từ trung tâm thương mại, quán ăn, tài điện ngầm,… Vậy nên để không bị mọi người chê trách, bạn nên lưu tâm việc xếp hàng khi đến Nhật Bản.
5. Ngồi bắt chéo chân
Việc ngồi bắt chéo chân được xem là thiếu lịch sự khi bạn đang ở Nhật Bản. Bởi lẽ, người dân ở đây luôn ngồi theo kiểu kiểu seiza (ngồi quỳ trên đầu gối) rất ngay ngắn, thể hiện sự tôn trọng người đối diện.
6. Đi giày dép vào nhà người khác
Khi đến nhà bất cứ ai ở Nhật Bản, bạn cần chú ý việc để giày hoặc dép của mình ở cửa ra vào hoặc giá để giầy. Trong một số trường hợp, người Nhật Bản chỉ mang dép của mình trong trường hợp để đi trong nhà vệ sinh.
7. Không tặng quà có số lượng 4 và 9
Văn hóa tặng quà của Nhật Bản cũng vô cùng khác lạ và ấn tượng. Khi đến thăm một nhà dân, bạn cần nói câu: “O-jama shimasu!” (tạm dịch Xin lỗi vì đã làm phiền bạn) và cầm theo một món quà nhỏ để tặng chủ nhà.
Đặc biệt, bạn tuyệt đối không được tặng quà có số lượng 4 và 9 hay những vật nhọn. Ngoài ra, khi muốn tặng quà cho sếp là người Nhật, bạn cần tránh mua giày dép và tất.
8. Đổ nước sốt đậu nành lên cơm trắng
Việc đổ sốt đậu lành lên cơm trắng ở nơi công cộng hoặc trước mặt các đầu bếp/chủ nhà hàng được xem là một hành động kém văn hóa. Bạn chỉ có thể đổ nước sốt đậu nành vào dưa chua rồi mới ăn đến cơm trắng.
9. Tiền tip
Ở Việt Nam, tiền tip được xem như một hành động cảm ơn đối với những người làm dịch vụ. Tuy nhiên, bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng người Nhật không mong đợi tiền tip. Không chỉ không được mong đợi, trong nhiều tình huống, việc tip tiền ở Nhật Bản có thể được coi là thô lỗ, bất lịch sự, khiếm nhã.
Lý do tại sao tiền tip có thể được coi là thô lỗ ở Nhật Bản là bởi vì họ coi trọng nhân phẩm và tôn trọng hơn nhiều so với tiền tip. Người Nhật tin rằng bạn đã trả tiền cho một dịch vụ tốt, vì vậy không cần phải trả thêm tiền bằng cách boa. Bạn chỉ nên đưa tiền tip cho hướng dẫn viên và phiên dịch riêng, các công ty du lịch Nhật Bản, nhà trọ kiểu Nhật ở Ryokan, cho các geisha đóng vai trò là một nữ tiếp viên và một nghệ sĩ biểu diễn,...
Cách thức đưa tiền típ ở Nhật, bạn nên bỏ tiền vào phong bì. Hoặc nếu bạn đang có ý định về một người cụ thể, bạn có thể đưa tiền tip ra bằng cả hai tay và khi đó tiền tip sẽ được chấp nhận bằng cả hai tay. Trong trường hợp bạn không có phong bì và bạn không có thời gian để đến cửa hàng tiện lợi gần nhất – gói đầu tip trong một mảnh giấy sạch sẽ là đủ.
10. Tắm ở suối nước nóng
Truyền thống tắm Onsen ở Nhật là tắm suối nước nóng ngoài trời, trước khi tắm người vào tắm phải làm sạch cơ thể sau đó sẽ được phát cho một chiếc khăn nhỏ để che các chỗ cần thiết và khi tắm sẽ khỏa thân chứ không mặc quần áo. Cả nam giới và nữ giới ở Nhật đều rất ưa chuộng tắm Onsen.
Bật mí triều đại tồn tại ngắn nhất lịch sử Việt Nam: Tên quốc hiệu khiến hàng triệu người hiểu nhầm
Đây là triều đại để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử với loạt chính sách cải cách kinh tế, văn hóa, giáo dục như: Hạn điền, hạn nô, phát hành tiền giấy, đề cao Nho giáo, phát triển chữ Nôm, mở trường học... nhưng lại có thời gian tồn tại ngắn nhất Việt Nam.