Bật mí triều đại tồn tại ngắn nhất lịch sử Việt Nam: Tên quốc hiệu khiến hàng triệu người hiểu nhầm
Vào năm 1396 - 1398, nước ta lâm vào cảnh đáng lo khi có nguy cơ bị giặc ngoại xâm lược. Theo đó, quân Minh cho quân đánh chiếm xâm lược bờ cõi ở phía Bắc, còn quân Chiêm Thành âm mưu thôn tính nước ta ở phía Nam.
Trước tình thế “Ngàn cân treo sợi tóc” trên, Hồ Quý Ly (sinh năm 1336), quê Thanh Hóa - một tướng sĩ dưới triều nhà Trần (rất được vua Trần Nghệ Tông tin dùng) đã đứng ra dùng sách lược mềm mỏng ngoại giao để hoãn binh quân giặc từ hai phía. Không chỉ thế, ông còn đứng lên dẹp loạn những cuộc nổi dậy của các loạn thần trong nước.
Để đảm bảo an toàn lâu dài cho đất nước, Hồ Quý Ly đã tham mưu cho vua tôi nhà Trần rời đô từ Thăng Long vào Thanh Hóa. Tại đây, vị tướng sĩ cho xây dựng cung Bảo Thanh (tức Ly cung nhà Hồ) trên một diện tích lớn. Phía trước là khoảng không gian bao la có sự che chắn của các dãy núi nằm bên sông Lèn (nhánh của sông Mã), phía sau dựa mình vào núi cao.
Theo tài liệu lịch sử ghi lại, cung Bảo Thanh được đầu tư xây dựng công phu giống như một thành Thăng Long thu nhỏ, với mục tiêu trở thành dinh chống giặc và nơi đàm luận việc quân cơ của Vua tôi nhà Trần.
Đến năm 1394, khi thượng hoàng Trần Nghệ Tông qua đời năm 1394, Hồ Quý Ly nắm giữ mọi quyền lực. Đến tháng 3/1400, ông phế bỏ cháu ngoại là vua Trần Thiếu Đế tự xưng làm vua.
Sau khi lên ngôi không lâu, Hồ Quý Ly cho xây dựng kinh đô mới ở Vĩnh Lộc (Thanh Hoá) đổi tên nước thành Đại Ngu và tập trung xây dựng quân đội. Hồ Quý Ly đổi quốc hiệu nước ta từ Đại Việt sang Đại Ngu, với mong muốn xây dựng một quốc gia phồn thịnh. Đại Ngu theo tiếng Hán còn có nghĩa “Sự yên vui, hoà bình”.
Gần một năm sau, Hồ Quý Ly nhường ngôi cho con là Hồ Hán Thương để làm Thái thượng hoàng nhưng vẫn nắm thực quyền. Tuy nhiên, đến năm 1407, cha con Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương đã bị quân Minh bắt. Triều đại nhà Hồ diệt vong sau 7 năm – bởi vậy đây là triều đại ngắn nhất Việt Nam.
Mặc dù có thời gian tồn tại không lâu nhưng nhà Hồ đã để lại những dấu ấn trong lịch sử với những chính sách cải cách về kinh tế, văn hóa, giáo dục như: Chính sách hạn điền, hạn nô, phát hành tiền giấy, đề cao Nho giáo, phát triển chữ Nôm, mở mang trường học,…
Bên cạnh đó, di tích Thành Tây Đô (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) xây dựng năm 1397 còn được đánh giá là tòa thành độc đáo nhất Đông Nam Á và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 2011.
Giới hạn trong tình yêu của các số chủ đạo: Đừng coi thường người số 3 hay lớn tiếng với người số 9
Để giữ mối quan hệ luôn bền chặt và thăng hoa, bạn cần nằm rõ những giới hạn trong chuyện tình cảm của từng con số chủ đạo.