Nhịp sống số

Rủi ro vẫn rình rập khi dùng sinh trắc học mở tài khoản ngân hàng

Số vụ lừa đảo mất tiền trong tháng 8/2024 giảm khoảng 50% so với số vụ việc trung bình 7 tháng năm 2024.

Vào ngày 29/10,  Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Tập đoàn IEC phối hợp tổ chức hội thảo và triển lãm Smart Banking 2024. Tại đây, ông Phạm Tiến Dũng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết sau khi Quyết định 2345 triển khai các giải pháp bảo mật trong thanh toán trực tuyến và Thông tư 17 quy định việc mở và sử dụng tài khoản có hiệu lực, số vụ lừa đảo đối với khách hàng cá nhân đã giảm rõ rệt.

Qua theo dõi số liệu báo cáo của các tổ chức tín dụng, số lượng vụ việc khách hàng bị lừa đảo mất tiền trong tháng 8/2024 giảm khoảng 50% so với số vụ việc trung bình 7 tháng năm 2024.

Số vụ lừa đảo mất tiền trong tháng 8/2024 giảm khoảng 50% so với vụ việc trung bình tháng 7/2024

Tuy nhiên, dù áp dụng biện pháp xác thực dữ liệu sinh trắc học để tránh tình trạng gian lận lừa đảo nhưng vẫn xảy ra tình trạng lách quy định bằng mở tài khoản doanh nghiệp, lách xác thực sinh trắc học để phục vụ mục đích gian lận. Hiện vấn đề về an ninh, an toàn trong thanh toán,cũng như hoạt động phòng chống tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực ngân hàng tiếp tục được tăng cường.

Đến nay đã có khoảng hơn 37 triệu lượt khách hàng đăng ký thông tin sinh trắc học thành công. Đây được xem là một bước tiến tích cực giúp giảm thiểu rủi ro và bảo vệ người dùng trước các gian lận, lừa đảo.

Dùng sinh trắc học mở tài khoản ngân hàng vẫn có thể gặp rủi ro

 

Ông Dũng cho biết trong thời gian tới, ngành ngân hàng sẽ chú trọng hơn hoạt động mở tài khoản của doanh nghiệp để đảm bảo xác thực được người đại diện hợp pháp của các đơn vị. Khi thực hiện giao dịch doanh nghiệp, nếu giao dịch lớn thì cần chữ ký để xác định người chịu trách nhiệm. Việc này nhằm đảm bảo khi xảy ra vấn đề, các đơn vị đều truy vết được người ký.