Môi trường 'độc hại' trên Sao Hỏa đã tàn phá sức khỏe các phi hành gia như thế nào?
Nhưng mối nguy hiểm các phi hành gia phải đối mặt khi thực hiện sứ mệnh trên sao Hỏa.
Trả lời với đài CNN vào ngày 26.3, ông Justin Wang - sinh viên y khoa của Đại học Nam California (Mỹ) cho rằng: "Mối nguy hiểm lớn nhất là nguy cơ cho phổi của các phi hành gia. Do bụi vô cùng mịn, các hạt bụi được dự kiến sẽ bám chặt vào phổi của các nhà du hành vũ trụ và một số có thể xâm nhập vào tuần hoàn máu".
Ông Wang giải thích rằng trên đường đến sao Hỏa đội ngũ phi hành gia đã đối mặt nguy cơ xơ phổi do nhiễm bức xạ, và nhiều mối nguy hiểm khác, bao gồm silic và oxit sắt, có thể khiến tình trạng viêm phổi trở nên nguy hiểm hơn.
Cũng theo báo cáo từ GeoHealth, những thành phần như silic, thạch cao, perchlorat và oxit sắt pha nano có trong bụi sao Hỏa có thể đe dọa sức khỏe của con người.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn cho rằng một hợp chất hóa học (perchlorat) có trong đất đai trên sao Hỏa, có thể làm rối loạn chức năng tuyến giáp và gây thiếu máu bất sản (tình trạng cơ thể ngừng sản xuất đủ hồng huyết cầu). Để phòng tránh, các phi hành gia cần phải tránh phơi nhiễm bụi, thông qua việc lọc bụi tốt, làm sạch khoang tàu và sử dụng các thiết bị đẩy tĩnh điện.
Ngoài vấn đề về sức khỏe, giáo sư Brian Hynek từ Đại học Boulder chỉ ra rằng bụi sao Hỏa thường xuyên bao phủ bề mặt hành tinh, đặc biệt trong các trận bão lớn kéo dài hàng tuần. Bụi có thể làm tê liệt các thiết bị quan trọng như tàu vũ trụ, xe tự hành và tấm pin mặt trời nếu không được làm sạch liên tục.
Bà Julia Cartwright - nhà nghiên cứu tại Đại học Leicester đã so sánh tác động của bụi sao Hỏa với amiăng - loại vật liệu từng được sử dụng trong xây dựng nhưng bị cấm vì gây ung thư. Bà nhấn mạnh rằng các hạt bụi sắc nhọn trên sao Hỏa có khả năng gây kích ứng mạnh cho hệ hô hấp và đòi hỏi các bộ lọc không khí chuyên dụng cần được thay thế thường xuyên.