Đời sống

Thế giới đối mặt với thảm họa mới: Gần 40 triệu người chết vào năm 2050

Thế giới đối mặt với thảm họa mới: Gần 40 triệu người chết vào năm 2050

Hơn 39 triệu người trên toàn thế giới có thể đối mặt với nguy cơ tử vong sớm nếu nhiễm loại siêu vi khuẩn được tạo ra từ loại thuốc dùng trong hoạt động chữa bệnh hàng ngày.

Tạp chí y khoa The Lancet vừa công bố Dự án Nghiên cứu Toàn cầu về Kháng thuốc Kháng sinh (GRAM) khiến nhiều người rơi vào tình trạng hoang mang, lo sợ. Nội dung của dự án cho biết trong vòng 25 năm tới, sẽ có hơn 39 triệu người tử vong do nhiễm trùng thuốc kháng sinh và khoảng 169 triệu người tử vong vì nguyên nhân liên quan.

Hiện tượng kháng thuốc kháng sinh (AMR) xuất hiện trong trường hợp vi khuẩn, vi-rút phát triển nhanh hơn loại thuốc dùng để điều trị chúng. Từ đó, hình thành nên “siêu vi khuẩn” gây chết người, gây khó cho quá trình điều trị và trong một số trường hợp có thể không điều trị được.

Siêu vi khuẩn được tạo ra do thuốc kháng sinh có thể khiến nhiều người thiệt mạng.

Theo nội dung dự án GRAM, các nhà nghiên cứu nhận thấy một tín hiệu khả quan, đó là trong giai đoạn từ 1990 - 2022, số ca tử vong do AMR ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 488.000 xuống 193.000. Dự kiện đến giữa thế kỷ, số ca tử vong giảm xuống còn một nửa.

Số ca tử vong ở trẻ nhỏ có thể giảm dần.

Tuy nhiên, số ca tử vong do AMR lại tăng nhanh ở những bệnh nhân lớn tuổi. So với năm 2022, số ca tử vong có thể tăng gần 70% vào năm 2050. Nghiên cứu cũng chỉ ra khoảng 25 năm nữa, số ca tử vong hàng năm do thuốc kháng sinh gây ra sẽ tăng lên mức 1,91 triệu người. Trong khi, số liệu trước đó ghi nhận, chỉ có 1,14 triệu người tử vong vào năm 2021.

Số ca tử vong ở các nhóm tuổi khác cũng không ngoại kệ, với số ca tử vong do AMR ở người trên 70 tuổi dự kiến tăng từ 512.353 lên 1,3 triệu vào năm 2050, rơi vào khoảng 146%.

Người lớn tuổi có nguy cơ tử vong cao nhất.

Dự kiến vào năm 2020, một số quốc gia ở Nam Á (Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh) và khu vực Châu Phi có tỷ lệ tử vong do AMR gây ra cao nhất.

"Những phát hiện này nhấn mạnh rằng AMR đã là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu đáng kể trong nhiều thập kỷ và mối đe dọa này đang gia tăng. Hiểu được xu hướng tử vong do AMR đã thay đổi như thế nào theo thời gian và chúng có khả năng thay đổi như thế nào trong tương lai là điều vô cùng quan trọng để đưa ra quyết định sáng suốt giúp cứu sống nhiều người", Giáo sư Mohsen Naghavi, tác giả nghiên cứu và giảng viên tại Đại học Washington cho hay.

Các nhà nghiên cứu thu thập thông tin từ 204 quốc gia.

Được biết, để thực hiện dự án này, các nhà nghiên cứu đã thu thập và phân tích tổng thể dữ liệu tử vong cũng như hồ sơ bệnh viện của 204 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhờ đó, nhóm nghiên cứu đã đưa ra được ước tính về tỷ lệ tử vong trong khoảng thời gian 30 năm tới.

Theo Tiền Phong.