Đời sống

Chuyên gia cảnh báo ngồi ở bàn làm việc cả ngày có thể gây ra hội chứng ‘mông chết’

Sau ngày dài ngồi ở bàn làm việc, bạn không chỉ gặp tình trạng gấp cơ hông và lưng dưới bị căng mà còn có thể mất trí nhớ mông hay còn gọi là hội chứng mông chết.

Mất trí nhớ mông xảy ra khi các cơ ở phía sau mông trở nên quá yếu do không hoạt động trong thời gian dài và chúng khác hoàn toàn với tình trạng chân hoặc tay “ngủ quên” do dây thần kinh bị chèn ép. Nhiều người cho biết họ thường xuyên cảm thấy đau âm ỉ khi ngồi, nhưng khi chạy bộ hoặc đi bộ đường dài thì tình trạng này lại biến mất.

Hội chứng mông chết thường gặp phải ở những người làm văn phòng.

Tình trạng mông hoạt động chậm chạp có thể khiến cơ và khớp khác trên cơ thể phải chịu lực mạnh. Cơn đau còn ảnh hưởng lớn đến những người chạy bộ và vận động viên xoay vòng, như người chơi golf và người chơi quần vợt.

Bà Jane Konidis, chuyên gia y học vật lý và phục hồi chức năng tại Phòng khám Mayo ở Rochester, Minnesota nói: “Cái tên mất trí nhớ mông nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng tác dụng phụ mà chúng gây ra thì rất nghiêm trọng. Cơ mông là một trong những cơ khỏe nhất trong cơ thể và là bộ phận giảm xóc lớn nhất. Nếu nó không hoạt động bình thường có thể gây ra một chuỗi vấn đề, từ rách gân kheo và đau thần kinh tọa đến đau ống quyển và viêm khớp ở đầu gối”.

Hội chứng mông chết rất nguy hiểm.

Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn cần phải học cách kích hoạt cơ mông. Nhưng hầu hết mọi người đều không thể làm được điều này một cách tự nhiên, ngay cả những người có mông khỏe. Điều quan trọng là mọi người học được cách nhận biết khi nào cơ mông ngừng hoạt động và cách để chúng hoạt động trở lại.

Mông của bạn thực chất là ba cơ ở bên ngoài và sau hông, có chức năng ổn định hông, nâng chân và xoay đùi. Chúng hoạt động như một cơ sở cho cột sống, giữ xương chậu và lõi ổn định. Bà Jane Konidis thông tin thêm: “Nếu cơ mông thực sự chết, chúng ta sẽ không thể đứng được”.

Có nhiều cách nhận biết xem bạn bị mất trí nhớ mông hay không.

Khi bạn bước về phía trước, cơ mông sẽ hoạt động trước, nhưng khi ngồi, phần cơ ở phía trước hông và đùi lại cho phép chúng nghỉ ngơi trước. Bà Chris Kolba, nhà vật lý trị liệu tại Trung tâm Y tế Wexner thuộc Đại học bang Ohio cho hay, ngồi làm việc liên tục trong 8 tiếng có thể khiến tế bào thần kinh truyền tín hiệu kích hoạt chúng hoạt động chậm lại. Theo thời gian, chu kỳ này khiến cơ mông yếu đi, dẫn đến đau lưng dưới và đau đầu gối.

Khi bắp tay hoặc cơ tứ đầu của bạn hoạt động, bạn có thể thấy chúng phồng lên. Tuy nhiên, với cơ mông, giống như phần lõi, khó phát hiện hơn. Bạn nghĩ rằng mông của bạn khỏe vì bạn có thể thực hiện 25 lần squat, nhưng cơ tứ đầu và lưng dưới của bạn mới là nơi làm tất cả công việc.

Khi bạn ngồi lâu, mọi phần sức đều dồn xuống cơ mông.

 

Để nhận biết biết mình có đang mắc triệu chứng mất trí nhớ mông không, bạn có thể đứng bằng một chân, để chân còn lại thõng xuống. Lúc này bạn sẽ nhận thấy phần mông phía chân thõng xuống mềm hơn phần còn lại. Sau đó, bạn hãy dồn trọng lượng lên chân trụ và bóp mạnh má, nếu cảm thấy cơ bắp săn chắc sau một lần bóp thì tình trạng của bạn vẫn ổn.

Đối với hầu hết những người khỏe mạnh, cơ mông sẽ tự hoạt động khi di chuyển. Bạn nên đặt báo thức và đứng dậy khi ngồi ở ghế từ 30 - 50 phút và nhẹ nhàng chạm vào má mông bằng đầu ngón tay. Ngoài ra, bạn có thể di chuyển tại chỗ hoặc thực hiện một số động tác xoay hông hoặc ngồi xổm, đảm bảo siết chặt mông sau mỗi lần lặp lại.

Bạn nên đứng dậy khỏi bàn làm việc sau khi ngồi từ 30 - 60 phút.

Tiến sĩ Konidis cho biết thêm nếu bạn thường xuyên tập cơ mông, nhưng mông không bao giờ mỏi và cảm thấy đau khi chạy, hãy tìm sự trợ giúp từ bác sĩ y học thể thao hoặc chuyên gia vật lý trị liệu. Nếu bạn đi bộ hoặc chạy bộ thường xuyên, đừng cho rằng mông của mình đang rất khỏe, hãy tập thêm một số bài tập như squat hoặc lunge ít nhất 2 - 3 lần/tuần.

Nguồn CNA.