Vị Giáo sư đề xuất giảm thời gian làm việc cho người NLĐ, giảm thiểu tình trạng kết hôn muộn
Hiện nay tình trạng kết hôn muộn diễn ra nhiều ở giới trẻ do nhiều yếu tố ảnh hưởng như công việc, tiền bạc.
Ngày 6/8 vừa qua tại ‘Hội thảo góp ý, hoàn thiện chính sách trong Luật Dân số và gợi ý chính sách chuyển đổi nhân khẩu học của các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương", nhiều nội dung quan trọng đã được các đại biểu đưa ra thảo luận. bTrong đó có GS.TS Nguyễn Thiện Nhân, Đại biểu Quốc hội khóa XV, nguyên Bí thư Thành ủy TP. HCM, đã đưa ra các giải pháp để phát triển dân số, đất nước bền vững, gia đình và người dân hạnh phúc.
GS Thiện Nhân cho rằng hiện nay nhiều người trẻ chưa hoặc không muốn kết hôn là do có quá nhiều thứ phải lo lắng từ công việc, tiền bạc tài chính cho những mối quan hệ xấu bên ngoài xã hội. Người trẻ hiện nay họ quan tâm nhiều hơn tới bản thân và khao khát tự do cá nhân, ngoài ra việc thiếu mặn nồng với hôn nhân bắt nguồn từ những thông tin tiêu cực từ xã hội ảnh hưởng ít nhiều đến suy nghĩ của họ.
"Nếu không có sự thay đổi đột phá về chính sách kinh tế, xã hội và chính sách dân số thì tổng tỷ suất sinh của Việt Nam sẽ tiếp tục giảm sâu hơn và duy trì lâu dài", GS Thiện Nhân đưa ra cảnh báo. Từ đó GS Thiện Nhân đề xuất nhiều chính sách giảm tỷ lệ kết hôn muộn cũng như chính sắc nhằm khuyến khích sinh đẻ. Trong đó việc giảm thời gian lao động phải đủ ngắn (8 giờ lao động/ngày, 40 giờ/tuần) để NLĐ có thời gian để tìm hiểu và phát triển tình cảm.
Ngoài ra các chế độ khác như sinh nở, chế độ lương và thăng tiến cần khuyến khích người lao động lập gia đình, sinh con đẻ cái. Phổ cập giáo dục mầm non để cha mẹ có điều kiện làm việc và phát triển sau khi sinh nở. Phát triển giáo dục công lập và ngoài công lập để đủ môi trường đáp ứng nhu cầu giáo dục.
Ngoài ra chính gia đình, hai người cũng cần phải chia sẻ với nhau từ việc nhà, tài chính, nuôi dạy con cái và thực hiện bình đẳng giới. GS Nguyễn Thiện Nhân cũng đề xuất, để mỗi gia đình có thể sinh được hai con thì thu nhập của hai người đi làm phải nuôi được đàng hoàng 4 người. Vì vậy Chính phủ, doanh nghiệp và người lao động cần thống nhất và giải pháp để gia đình hai người có đủ thu nhập nuôi dạy và cho con cái học tập đầy đủ.