Đời sống

Lương cơ sở tăng từ 1/7/2024, đâu là ngành được tăng nhiều nhất?

So với mặt bằng chung đâu là ngành được tăng lương nhiều hơn so với mặt bằng chung các ngành nghề khác?

Theo thông tin từ Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết lương giáo viên chức giáo dục và y tế sẽ cao hơn so với mặt bằng chung các ngành khác. Theo đó khi cải cách tiền lương, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế đề nghị cấp có thẩm quyền quan tâm cũng như điều chỉnh hỗ trợ nhằm đảm bảo được mặt bằng tiền lương chung của cán bộ viên chức, vừa thể hiện ưu đãi đối với các ngành này.

Y tế và Giáo viên sẽ là hai ngành được tăng nhiều hơn so với mặt bằng chung

Ban Chấp hành Trung ương ban hành Kết luận 83-KL/TW ngày 21/6/2024 của Bộ Chính trị về cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 01/7/2024.

Theo đó, Bộ Chính trị đã có kết luận về nội dung cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đối với khu vực doanh nghiệp như sau:

Thực hiện đầy đủ 2 nội dung:

(1) Điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng (theo tháng và theo giờ) theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 (tăng 6% so với năm 2023), áp dụng từ ngày 01/7/2024.

(2) Quy định cơ chế tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước theo đúng nội dung Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, áp dụng từ ngày 01/01/2025 để phù hợp với năm tài chính của doanh nghiệp.

Theo đó, mức lương tối thiểu vùng (theo tháng và theo giờ) khi tăng lên 6% như sau:

Theo Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 có quy định mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Và khoản 1 Điều 91 Bộ Luật Lao động 2019 quy định như sau:

Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên, tiền lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu theo quy định.

Theo đó, Điều 5 Nghị định 38/2022/NĐ-CP người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức rà soát lại các thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và các quy chế, quy định của người sử dụng lao động để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

Không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.

Đối với các nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho người lao động so với quy định tại Nghị định này thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Do đó, sau khi tăng lương tối thiểu vùng lên 6% từ 01/7/2024 mà lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động của người lao động đang bằng hoặc thấp hơn lương tối thiểu đã tăng thì công ty cần tăng lên cho phù hợp với quy định mới.