Nghiên cứu cho thấy tinh tinh giao tiếp bằng cử chỉ y hệt con người, tốc độ giống nhau đến lạ thường
Tinh tinh và con người có chung 98,8% DNA vậy nên chúng cũng có thể học cách trò chuyện với nhau.
Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Current Biology, một nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng loài tinh tinh gửi các cử chỉ qua lại với nhau, theo nhịp điệu giống như con người. Tác giả đầu tiên của nghiên cứu Gal Badihi, cho biết : "Chúng tôi phát hiện ra rằng thời gian diễn ra cử chỉ của tinh tinh và lượt trò chuyện của con người là tương tự nhau và rất nhanh, điều này cho thấy các cơ chế tiến hóa tương tự đang thúc đẩy các tương tác xã hội, giao tiếp này".
Các nhà nghiên cứu đã phân tích hơn 8.500 cử chỉ được thực hiện bởi loài vượn ở năm khu vực Đông Phi. Họ phát hiện ra rằng 14% giao tiếp của chúng liên quan đến cử chỉ giữa hai con tinh tinh riêng lẻ. Hầu hết các cuộc trao đổi đều gồm hai phần, nhưng một số lại kéo dài tới bảy loại cử chỉ khác nhau.
Các nhà nghiên cứu cũng quan sát thấy thời gian tương tự như phản ứng trò chuyện của con người vào khoảng 120 mili giây giữa các lần tương tác. Badihi cho biết thêm: "Chúng tôi đã thấy một chút khác biệt giữa các cộng đồng tinh tinh khác nhau, điều này một lần nữa trùng khớp với những gì chúng tôi thấy ở con người, nơi có sự khác biệt nhỏ về văn hóa trong tốc độ trò chuyện".
“Một số nền văn hóa có người nói chậm hơn hoặc nói nhanh hơn.” Ví dụ, loài tinh tinh ở cộng đồng Sonso của Uganda phản ứng “chậm hơn” khi so sánh. Theo báo cáo, những đặc điểm chung này có thể bắt nguồn từ cơ chế tổ tiên chung.
Badihi cho biết: "Các cuộc trò chuyện của con người có thể có lịch sử tiến hóa hoặc quỹ đạo tương tự như hệ thống giao tiếp của các loài khác, điều này cho thấy loại hình giao tiếp này không chỉ có ở con người mà phổ biến hơn ở các loài động vật xã hội". Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều câu hỏi cần tìm hiểu sâu hơn, chẳng hạn như "các cấu trúc hội thoại này phát triển khi nào hoặc tại sao", theo Hobaiter.
“Để trả lời câu hỏi đó, chúng ta cần khám phá cách giao tiếp ở những loài có quan hệ họ hàng xa hơn — để có thể tìm ra liệu đây có phải là đặc điểm của loài vượn hay là đặc điểm chung của chúng ta với các loài có tính xã hội cao khác, chẳng hạn như voi hoặc quạ.”